DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Cà phê trộn pin: Phải truy tố "tội giết người hàng loạt"!

Thực phẩm bẩn luôn luôn là vấn đề nhức nhối nhất trong xã hội hiện nay. Hàng loạt những câu chuyện về việc thực phẩm bẩn tràn lan và những hậu quả nghiêm trọng, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong một cách nhanh chóng mà nguyên nhân sâu xa là do ăn thực phẩm bẩn – không hợp vệ sinh.

Gân đây nhất, báo chí đưa tin về vụ việc Phòng cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở NN&PTNT Đắk Nông kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan tại thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp và phát hiện hành vi sản xuất cà phê "bẩn".

Theo đó, lực lượng chức năng ghi nhận có có hàng chục tấn cà phê "bẩn" đã được trộn lẫn với đất, bột đá. Cơ quan công an cũng thu giữ 2 chậu chứa bột đen lấy từ pin Con Ó (khoảng 35kg), 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) đã được hòa tan.

Thật không thể tin được! Đọc tin này, nhiều người đã phải thốt lên như thế, và:

Bột từ pin Con Ó mà lấy trộn vào cà phê mà cũng lấy trộn vào cà phê được luôn hả?

Trời ơi, chuyện gì đang xảy ra vậy?

Cái này không phải là cà phê bẩn mà là thuốc độc. Trong pin có chứa nhiều kim loại nặng và  chất độc. Hãy xử lý hình sự những người này.

Những người này có còn là con người nữa không vậy? Những chuyện thất đức đến như vậy cũng làm được sao!...

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, người tiêu dùng khi sử dụng loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe, bởi đó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin.

"Người dân sử dụng loại cà phê này có thể bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Đó là khi uống cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh" - bác sĩ Diệp phân tích.

Nhìn dưới góc độ pháp luật thì hành vi này vi phạm “nghiêm trọng” quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm:

Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định tại Khoản 2, Điều 30 về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm:

2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.”

Trong trường hợp vi phạm sẽ sử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm:

Điều 5. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm:

6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;”

Thiết nghĩ trong tình hình đáng báo động về thực phẩm bẩn như hiện nay việc chỉ xử phạt hành chính là không đủ sức răn đe, phải truy tố hình sự thật nặng.

Quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 về an toàn thực phẩm:

“Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm :

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 
a) Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 

b) Làm chết người; 

c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người; 

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

3. Phạm tội thuộc mộat trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: 

a) Làm chết 02 người; 

b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người; 

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: 

a) Làm chết 03 người trở lên; 

b) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên; 

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;”

Phải được áp dụng kịp thời và áp dụng ngay khi phát hiện hành vi, bởi, việc xác định hậu quả như luật định là rất khó khăn. Việc xảy ra hậu quả là một quá trình lâu dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng chứ không phải “một sớm một chiều” là xảy ra liền. Nên nếu để hậu quả xảy ra rồi mới xử lý thì đã quá muộn và không có tính kịp thời.

  •  2969
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…