DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Buộc người lao động thôi việc để tránh thưởng Tết - Coi chừng bị xử lý hình sự

Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, thưởng Tết Nguyên đán không phải khoản tiền thưởng bắt buộc. Tuy nhiên, thông lệ ở nhiều nơi thì cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhân viên sẽ đựợc thưởng tết (còn gọi là lương tháng 13) cho những gì họ đã cống hiến, tận tụy làm việc và cố gắng suốt năm qua. Từ đó, dẫn đến thực tế đã có nhiều doanh nghiệp xảy hiện tượng người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước Tết âm lịch với mục đích "né tránh việc thưởng Tết" đối với một số công việc mà họ cho là không quá quan trọng, có thể tìm lao động thay thế sau Tết để giảm bớt gánh nặng thưởng Tết.

Nhưng... việc cho nhân viên nghỉ việc mà không có căn cứ đúng pháp luật như trên sẽ khiến người sử dụng lao động có nguy cơ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý.

Cụ thể hậu quả mà người sử dụng lao động có thể gặp phải:

Trách nhiệm theo quy định Bộ luật lao động 2012

Khi doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc mà không có căn cứ pháp luật thì được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:

- Nếu người lao động đồng ý quy lại làm việc+ doanh nghiệp đồng ý: Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc: doanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động.

- Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ýdoanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động. Bên cạnh đó, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc: doanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

Trách nhiệm hình sự 

Bộ luật hình sự 2015 có quy định về về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi sa thải người lao động để tránh thưởng Tết nói riêng và các hành vi sa thải trái pháp luật khác nói chung của người sử dụng lao động.

Do vậy, nếu xét vụ việc có đủ yếu tố cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động (hoặc doanh nghiệp) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội đó, cụ thể:

BLHS 2015

BLHS sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật
 

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc

Điều 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức;

b) Sa thải trái pháp luật đối với người lao động;

c) Cưỡng ép, đe dọa buộc công chức, viên chức, người lao động phải thôi việc.

 

 

BLHS sửa đổi, bổ sung 2017 đã có sự thay đổi về hậu quả tội danh trên so với BLHS 2015 trước đó theo hướng hậu quả của tội danh là “gây hậu quả nghiêm trọng” thay cho việc quy định rõ ràng hậu quả bắt buộc xảy ra phải thuộc 01 trong 02 trường hợp người vị sa thải hoặc gia đình họ “lâm vào tình trạng khó khăn” hoặc “dẫn đến đình công” như quy định tại BLHS 2015.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn nào cho trường hợp “gây hậu quả nghiêm trọng” đối với điều luật trên nên điều duy nhất chúng ta có thể làm là chờ đợi cho đến khi có hướng dẫn để có thể hiểu rõ ràng, cụ thể yếu tố hậu quả trong cấu thành Tôị buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

 

  •  8851
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…