DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bù trừ nghĩa vụ theo bộ luật dân sự 2015

Theo pháp luật dân sự Việt Nam bù trừ nghĩa vụ trong phần chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Bởi lẽ khi nghĩa vụ bù trừ thì nghĩa vụ chấm dứt. Bù trừ nghĩa vụ vừa là cơ chế thực hiện nghĩa vụ vừa là cơ chế chấm dứt nghĩa vụ dân sự

Điều kiện áp dụng bù trừ nghĩa vụ:

1.     Các bên có cùng nghĩa vụ

“Bù trừ được áp dụng trong trường hợp các bên có cùng nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau.”

Bù trừ nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi tồn tại hai nghĩa vụ đối với hai chủ thể khác nhau. Ở đây mỗi chủ thể là người có quyền vừa là người có nghĩa vụ với chủ thể còn lại với tư cách cá nhân, nếu chỉ tồn tại một bên có nghĩa vụ thì không thể tiến hành bù trừ nghĩa vụ

2.     Các nghĩa vụ về tài sản cùng loại

+ Nghĩa vụ không mang yếu tố tài sản không được bù trừ

+ Lưu ý: Nghĩa vụ về tài sản ở đây thường là nghĩa vụ gaio một tài sản nhưng cũng có thể thực hiện một công việc (Khoản 3 Điều 378 Bộ Luật dân sự 2015)

+ Nghĩa vụ về tài sản cùng loại: đối tượng các nghĩa vụ tương đồng

3.     Các nghĩa vụ cùng đến hạn

Nghĩa vụ ùng đến hạn tức là cùng đến thời hạn thực hiện. Nếu một nghĩa vụ đến hạn một nghĩa vụ chưa đến thì không thể bù trừ , bù trừ chỉ được tiến hành khi nghĩa vụ thứ hai đến hạn thực hiện

4.     Không thuộc trường hợp không được bù trừ quy định tại Điều 379 BLDS 2015

Nghĩa vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ đang có tranh chấp;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng;

4. Nghĩa vụ khác do luật quy định.

5. Sự ảnh hưởng của tố tụng dân sự

Yêu cầu bù trừ nghĩa vụ dân sự của bị đơn trong quá trình tố tụng là một yêu cầu phản tố nên phải tuân theo quy định về phản tố. Nếu không tuân thủ quy định về phản tố thì yêu cầu bù trừ không được giải quyết, nên bù trừ không được chấp nhận.

Hệ quả của áp dụng bù trừ nghĩa vụ:

1.     Nghĩa vụ chấm dứt

Cả hai nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ được bù trừ, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ ban đầu với nhau nữa

2. Phạm vi chấm dứt nghĩa vụ

- Các nghĩa vụ dân sự được bù trừ có giá trị ngang nhau thì các nghĩa vụ này đều chấm dứt toàn bộ

- Trường hợp nghĩa vụ bù trừ không ngang nhau hoặc công việc không tương đương thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch (khoản 3 Điều 379, BLDS 2015)

3. Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ

+ Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ được bù trừ cùng đến hạn

+ Trường hợp có nghĩa vụ đến hạn trước nghĩa vụ đến hạn sau, thì bù trừ nghĩa vụ tiến hành thời điểm nghĩa vụ hai đến hạn.

4. Đối với biện pháp bảo đảm

Bù trừ có hệ quả làm chấm dứt nghĩa vụ dân sự. Do đó các biện pháp đối với các nghĩa vụ chấm dứt do nghĩa vụ chấm dứt cũng chấm dứt trong trường hợp bù trừ nghĩa vụ

Lưu ý: Khoản 3 Điều 339 BLDS 2015 “bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh”

Căn cứ pháp lý: Điều 378, 379 Bộ Luật dân sự 2015.

  •  14202
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…