DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm.

 
Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và khi mồ mả bị xâm phạm không được bồi thường. Nhưng trên thực tế, việc bồi thường nên được công nhận. 
 
Cụ thể Điều 608 BLDS 2005: “Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:
 
1. Tài sản bị mất;
 
2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng;
 
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
 
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”
 
Quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm chỉ liệt kê thiệt hại vật chất không đề cập tới tổn thất về tinh thần.  
 
Khi mồ mả bị xâm phạm Điều 629 BLDS 2005: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” cũng chỉ đề cập tới thiệt hại vật chất mà không đề cập tới thiệt hại về tinh thần.
 
Nhìn từ góc độ văn bản, tuy thiệt hại về tài sản và mồ mả bị xâm phạm không được bồi thường nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp tồn tại tổn thất về tinh thần trong những trường hợp trên.
 
Đối với thiệt hại về tài sản: Tổn thất về tinh thần không hoàn toàn bị loại trừ khi tài sản bị xâm phạm. 
 
Bởi trên thực tế có những tài sản có giá trị rất lớn về tinh thần đối với một chủ thể như kỷ vật của gia đình. Việc làm hư hỏng, mất mát tài sản có thể gây tổn thất về tinh thần cho chủ sở hữu như mất ăn, mất ngủ, đau buồn….
Thiết nghĩ nếu tổn thất về tinh thần tồn tại thực tế thì nên được bồi thường. Ở nước ngoài, chẳng hạn như Pháp, bên cạnh việc chấp nhận thiệt hại về vật chất, Tòa án không ít lần buộc người xâm phạm tài sản phải bồi thường tổn thất về tinh thần khi ai đó làm chết động vật gần gũi với người như chó, ngựa đua… 
Ở Châu Âu, Tòa án Châu Âu về quyền con người đã cho rằng tổn thất về tinh thần có thể tồn tại khi tài sản bị xâm phạm. Do vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng ta chấp nhận sự tồn tại tổn thất về tinh thần và cho người bị thiệt hại được quyền bồi thường.
 
Đối với thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm: Việc xâm phạm mồ mả có thể để lại những tổn thất về tinh thần bởi mồ mả thuộc về truyền thống tâm linh của người Việt. Việc thờ cúng, mồ mả của người Việt là hết sức thiêng liêng, thể hiện sự tưởng nhớ, yêu quí của người còn sống đối với người đã khuất.
 
Vì vậy, khi mồ mả bị xâm phạm, không ít trường hợp chủ thể luôn ray rứt, áy náy không yên. Cho nên tổn thất về tinh thần do mồ mả bị xâm phạm có tồn tại trong thực tế. Thực tiễn xét xử cũng theo hướng công nhận có tổn thất về tinh thần tồn tại. Vì vậy, việc xâm phạm mồ mả nên được bồi thường tổn thất về tinh thần trong những trường hợp chứng minh được thiệt hại
 
Qua đây, việc pháp luật không quy định việc bồi thường tổn thất về tinh thần là một điều còn thiếu sót, cần được khắc phục. 
 
Minh Trang 
  •  16406
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…