DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bốc đầu xe máy bị xử phạt như thế nào?

Tuân thủ các quy tắc về an toàn giao thông là bảo đảm tính mạng cho bản thân và người khác, tuy nhiên một số ít cá nhân đã cố ý thực hiện những hành vi trái pháp luật dù biết có khả năng gây nguy hiểm cho mọi người với mục đích “ để cho vui”. Một trong số đó là việc lạng lách, đánh võng, chạy xe buông thõng hai tay, bốc đầu xe…việc xử phạt đối với những hành vi trên nói chúng và việc bốc đầu xe nói riêng sẽ được pháp luật quy định ra sao?

Bốc đầu xe máy bị xử phạt thế nào - Minh họa

Trước hết, bốc đầu xe hiểu đơn giản là trường hợp người tham gia giao thông điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh. Đây là hành vi thuộc quy định cấm của pháp luật căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bán

Hành vi này sẽ phải đối mặt với mức xử phạt hành chính căn cứ theo Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ_CP, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Có thể thấy rằng hành vi “bốc đầu xe”, lạng lách đánh võng, buông cả hai tay….có thể bị phạt hành chính lên đến 8 triệu đồng. Trong trường hợp gây ra tai nạn giao thông hoặc khi có hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ mà không chịu dừng thì mức phạt hành chính có thể lên đến 14 triệu đồng căn cứ theo khoản 9 Điều 6 Nghị định này.

Ngoài bị xử phạt hành chính thì còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 – 4 tháng. Trường hợp cố ý tái phạm nhiều lần sẽ bị tước quyền giấy phép lái xe từ 3 – 5 tháng đồng thời bị tịch thu phương tiện.

Cảnh sát giao thông không cần phải bắt trực tiếp mà có thể căn cứ vào video, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội để tiến hành xử vi phạm.

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện thực hiện các hành vi bốc đầu, lạng lãnh đánh võng nhưng do tại thời điểm đó không có sự có mặt của người thi hành công vụ nên không bị phạt. Tuy nhiên, một điểm lưu ý rằng tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì cảnh sát giao thông hoàn toàn có quyền căn cứ vào những video, hình ảnh thủ được thông qua mạng xã hội mà người vi phạm đăng tải  để xử lý.

Ngoài ra, các hành vi sai phạm này có thể bị xử lý nếu có người tố giác. Khi phát hiện sai phạm, mọi người có thể gửi thông tin tố giác vào địa điểm, hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin, hình ảnh cho Tổ chức trực ban 24/24 tại địa phương. Việc cung cấp thông tin sẽ được bảo đảm bí mật tên, họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, bút tích và thông tin khác của người gửi.

  •  960
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…