DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bộ Y tế hướng dẫn: Những ai cần sử dụng Bluezone, sử dụng ở đâu, trong trường hợp nào?

Sử dụng Bluezone ở đâu, trong trường hợp nào?

Sử dụng Bluezone ở đâu, trong trường hợp nào? - Minh họa

Ngày 29/5/2021, Bộ Y tế ban hành Quyết định 2666/QĐ-BYT hướng dẫn sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Văn bản này quy định cụ thể về địa điểm, thời điểm, đối tượng cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Cụ thể, nội dung hướng dẫn của Bộ như sau:

1. Đối với người dân

- Người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.

- Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế (VHD) và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.

- Sử dụng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để thực hiện khai báo y tế và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình.

- Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, đưa mã QR cho nhân viên kiểm soát thực hiện quét hoặc dùng điện thoại để tự quét mã QR tại điểm đó.

1.1. Khai báo y tế lần đầu

- Người dân thực hiện khai báo y tế điện tử lần đầu tại một trong những ứng dụng khai báo y tế. Sau khai báo, nhận mã QR của hệ thống tạo ra (có thể in ra, hoặc lưu trong điện thoại) phục vụ dùng khai báo y tế về sau.

- Khi cần cập nhật khai báo y tế, người dân có thể khai báo/cập nhật thông tin trên web hoặc trên các ứng dụng di động.

Thông tin khai báo bao gồm:

- Thông tin chung: Họ và tên; Số điện thoại; Số hộ chiếu/CMND/CCCD/Mã thẻ BHYT; Năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Địa chỉ: tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, Số nhà, phố, tổ dân phố/thôn/đội.

- Thông tin triệu chứng: Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt/ ho/ khó thở/ viêm phổi/ đau họng/ mệt mỏi không?

- Thông tin dịch tễ: (1) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị đã đến tỉnh/thành phố, quốc gia/vùng lãnh thổ nào (Có thể đi qua nhiều nơi)? (2) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: Người bệnh hoặc nghi ngờ, mắc bệnh COVID-19/ Người từ nước có bệnh COVID-19 / Người có biểu hiện (Sốt, ho, khó thở, Viêm phổi).

1.2. Khai báo cập nhật thông tin về triệu chứng hay thông tin dịch tễ

- Người dân khai báo trên web hoặc trên các ứng dụng di động.

- Thực hiện khai báo y tế/cập nhật khai báo khi có triệu chứng, yếu tố dịch tễ hoặc theo yêu cầu của chính quyền các cấp.

Thông tin khai báo bao gồm:

- Thông tin triệu chứng: Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt/ ho/ khó thở/ viêm phổi/ đau họng/ mệt mỏi không?

- Thông tin dịch tễ: (1) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị đã đến tỉnh/thành phố, quốc gia/vùng lãnh thổ nào (Có thể đi qua nhiều nơi)? (2) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: Người bệnh hoặc nghi ngờ, mắc bệnh COVID-19/ Người từ nước có bệnh COVID-19 / Người có biểu hiện (Sốt, ho, khó thở, Viêm phổi).

2. Tại các cơ sở khám chữa bệnh

2.1. Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh

- Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

- Bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, kiosk (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên y tế (có điện thoại thông minh) kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ.

- Tổ chức phân luồng khu vực khai báo y tế:

Luồng màu xanh: Đối với người dân không có các triệu chứng (sốt/ho/khó thở...) hoặc yếu tố dịch tễ (đi về từ vùng dịch/tiếp xúc với người mắc bệnh...).

+ Luồng màu đỏ: Đối với người dân có các triệu chứng (sốt/ho/khó thở...) hoặc yếu tố dịch tễ (đi về từ vùng dịch/tiếp xúc với người mắc bệnh...).

- Tại các khoa phòng, tòa nhà: trang bị máy đọc mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên y tế kiểm soát người ra vào.

2.2. Nhân viên y tế kiểm soát, hỗ trợ khai báo y tế

- Có điện thoại thông minh và phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

- Thực hiện quét mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) của Người bệnh/Người nhà/Khách tới làm việc...

- Thực hiện sàng lọc, phân luồng đối với người có triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ Người bệnh/Người nhà/Khách tới làm việc...khai báo y tế tại các bàn khai báo hoặc kiosk.

2.3. Người bệnh/Người nhà/Khách tới làm việc...

- Đối với người không có các triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ cần khai báo: Di chuyển qua luồng màu xanh:

+ Đưa mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) qua máy quét/cho cán bộ kiểm soát quét;

+ Hoặc cung cấp số điện thoại cho cán bộ kiểm soát nhập vào.

- Đối với người có các triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ cần khai báo: Di chuyển qua luồng màu đỏ:

+ Đưa mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) qua máy quét/cho cán bộ kiểm soát quét;

+ Khai báo thông tin triệu chứng/hoặc dịch tễ.

3. Tại các cảng hàng không

3.1. Người đứng đầu cảng hàng không

- Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào các tòa nhà khu vực cảng, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

- Bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, kiosk (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát (có điện thoại thông minh) người ra vào tại các vị trí ra vào, các tòa nhà.

3.2. Nhân viên cảng hàng không (kiểm soát người ra vào các tòa nhà thuộc cảng)

- Có điện thoại thông minh và phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

- Thực hiện quét mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) của người ra vào.

3.3. Người đứng đầu các hãng hàng không

- Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin hành khách đi máy bay, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

- Bố trí nhân viên kiểm soát hành khách lên máy bay.

3.4. Nhân viên hãng hàng không (kiểm soát hành khách bay)

- Có điện thoại thông minh và phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

- Thực hiện quét mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) của hành khách. (Nhập số hiệu chuyến bay trước khi quét).

4. Trên các phương tiện giao thông công cộng

4.1. Chủ phương tiện

- Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin hành khách đi trên phương tiện, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

- Bố trí nhân viên (có điện thoại thông minh) kiểm soát hành khách đi trên phương tiện.

4.2. Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện công cộng

- Có điện thoại thông minh và phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

- Thực hiện quét mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) của hành khách đi trên phương tiện.

5. Tại các địa điểm khác

5.1. Người đứng đầu các địa điểm

- Chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.

- Bố trí khu vực khai báo y tế, trang bị các bàn máy tính, kiosk, máy quét mã QR (tùy theo điều kiện cụ thể) và bố trí nhân viên kiểm soát (có điện thoại thông minh) người ra vào tại các vị trí ra, vào các tòa nhà.

5.2. Nhân viên kiểm soát

- Có điện thoại thông minh và phải cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

- Thực hiện quét mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) của người ra vào hoặc yêu cầu và kiểm soát được người ra, vào tự quét mã QR của địa điểm.

Quyết định 2666/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành ngay, tức từ ngày 31/5/2021.

  •  4311
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…