DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bộ Y tế “chơi bóng” không đúng chỗ

Sự kiện 3 trẻ bị chết do vắc-xin viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đáng lẽ ra Bộ Y tế phải tự xử vụ này. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã “đẩy bóng” cho Bộ công an điều tra giải quyết.

Còn vụ “xử lý vụ tham ô tài sản tại Bệnh viện Nội tiết” thì Bộ Y tế lại “giành bóng” của Bộ Công an trong khi sự việc thuộc thẩm quyền của công an.

Tóm tắt vụ việc (Theo Tiền Phong)

Thanh tra Bộ họp bàn, Công an khởi tố

Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đang phối hợp VKSND quận Đống Đa điều tra vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bệnh viện Nội Tiết T.Ư thì ngày 14/06/2013, bà Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế ký công văn 3486/BYT-TTrB gửi Công an quận Đống Đa với nội dung: “…Bộ Y tế đã kiểm tra, nhận thấy các cán bộ vi phạm đều là cán bộ y tế, trong đó có những đồng chí đã có đóng góp nhất định cho ngành Y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Sai phạm của một số cán bộ thuôc Bệnh viện Nội Tiết T.Ư là lần đầu, có phần do chủ quan, không nhận thức được các quy định của pháp luật nên đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện cũng như của ngành Y tế…Bộ Y tế đề nghị cơ quan CSĐT- Công an quận Đống Đa giao lại vụ việc trên để Bộ Y tế kiểm tra, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm, thu hồi lại vật chất do các cá nhân gây ra…”.

Ngày 12/07/2013, Công an quận Đống Đa ra quyết định khởi tố bị can đối với 3 đối tượng là bác sỹ, cán bộ Bệnh viện Nội tiết TW gồm: Mai Anh Tuấn, Vũ Minh Phúc, Nguyễn Thị Ngọc Anh.

Điều đáng nói trước đó, Công an quận Dương Kinh (Hải Phòng) đã khởi tố vụ án và chuyển lên Công an quận Đống Đa điều tra theo thẩm quyền.

Sau khi gửi công văn “xin” cho cán bộ mà không nhận được “hồi âm” từ cơ quan Công an, ngày 12/07/2013 Thanh tra Bộ Y tế tổ chức cuộc họp phối hợp giải quyết vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Nội Tiết T.Ư. Công an quận Đống Đa đã từ chối không dự cuộc họp trên. Cùng ngày 12/7/2013, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can các đối tượng nêu trên.

Lùng nhùng việc xử lý

Trước đó, ngày 21/11/2012, sau khi nghiên cứu tài liệu, Thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã có ý kiến tại công văn 25/CV-PC44-Đ2 đề nghị Cơ quan CSĐT (PC44) Công an thành phố Hải Phòng: “...khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn với Vũ Minh Phúc trước khi chuyển vụ án cho cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa, TP Hà Nội... vì đã có đủ căn cứ xác định Vũ Minh Phúc đã thực hiện hành vi tham ô tài sản”.

Tuy nhiên, trong một động thái khác, Đảng ủy Bệnh viện Nội Tiết T.Ư lại chỉ xác định: “Các cá nhân sai phạm với số tiền chi không đúng chế độ làm thất thoát tiền của nhà nước không lớn”. Đảng ủy Bệnh viện đã cùng Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện ký văn bản tập thể số 338/BVNTTW ngày 10/06/2013 gửi “cầu cứu” Bộ Y tế: “...., bản thân các cán bộ vi phạm đều là cán bộ y tế, ...., hơn nữa hầu hết các cán bộ vi phạm đều đã có gia đình, vợ con,... Do vậy, nếu để cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can thì ngoài việc sự nghiệp, gia đình, vợ con của người đó bị ảnh hưởng thì uy tín Bệnh viện cũng bị mất…

Với những lý do trên, Đảng ủy- Ban GĐ Bệnh viện Nội Tiết T.Ư thiết tha đề nghị Bộ Y tế có ý kiến với cơ quan CSĐT…”. Văn bản “cầu cứu” này có đóng dấu, chữ ký của ông Nguyễn Vinh Quang - Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ Bệnh viện.

Rõ ràng: Bộ Y tế không có chuyên môn điều tra, xử lý tội phạm nhưng lại có công văn xin chuyển các bị can về cơ quan này “xử lý”. Điều này trái với nguyên tắc xử lý tại điều 3 Bộ Luật hình sự 1999.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý (BLHS 1999)

1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại  gây ra.

Với hành động “giành bóng” nêu trên sẽ gây hoài nghi trong dư luận, và câu hỏi lớn nhất được đặt ra: Tại sao Bộ Y tế làm vậy?

  •  3793
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…