DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bổ sung thêm định nghĩa về người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất trong BLTTHS 2015

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 là một bộ luật tuơng đối hoàn thiện và có nhiều bổ sung so với những quy định trước, như bổ sung quy định về chủ thể “người chứng kiến” tại điều 67, đổi mới chế định chứng cứ và chứng minh, luật hóa các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.v.v... Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nhỏ chưa rõ ràng ở Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 mà các nhà làm luật cần chú ý. Đơn cử như quy định về những người không được làm chứng. Cụ thể hơn, ở ca Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, đều có quy định về :

 

Điểm b Khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

“Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”

Điểm b Khoản 2 Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003:

”Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.”

Mặc dù đã trải qua một thời gian lâu và qua chỉnh sửa nhưng các nhà làm luật vẫn chưa có những hướng dẫn cũng như những tiêu chí định lượng để có thể xác định được như thế nào là “Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.

Như vậy như thế nào là người có nhược điểm về thể chất, người có nhược điểm về tâm thần? Có nhiều quan điểm về vấn đề này, có quan điểm cho rằng người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trạng thể chất (như mù, câm, điếc, tàn tật…)hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi. Cũng có quan điểm cho rằng người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Do không có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên trong thực tiễn đã có nhiều quan điểm chưa thống nhất về người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Điều này đã gây ra những cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật.

Do đó, để chỉnh sửa bất cập này, cần đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng kèm theo những quy định định lượng hơn, như giấy khám sức khoẻ, tỉ lệ thương tật, v.v….

 

  •  8202
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…