DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bộ luật dân sự chưa coi trọng vai trò của Toà Án.

Bộ luật Dân sự chưa coi trọng vai trò Tòa án

Sở dĩ Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có là do Bộ luật Dân sự chưa có một cấu trúc hợp lý, logic cho hệ thống quy phạm dân sự.; Bộ luật Dân sự còn lúng túng trong việc lựa chọn ngôn từ trong diễn đạt, và đặc biệt, Bộ luật này chưa nhìn nhận đúng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật

Tại cuộc tọa đàm “Hiệu lực, nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự và chủ thể” do Bộ Tư pháp và Dự án JICA phối hợp tổ chức mới đây, bà Bùi Thị Thanh Hằng (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra nhận định trên.

Tuổi thọ 10 năm

Ở Việt Nam, tính từ năm 1995 đến nay, có tới hai Bộ luật Dân sự (Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005) và hiện đang có kế hoạch xem xét xây dựng Bộ luật Dân sự thứ ba trong vài năm tới đây. Như vậy, tuổi thọ trung bình của Bộ luật Dân sự nước ta là 10 năm. 

Một trong những lý do khách quan không thể phủ nhận dẫn đến tuổi thọ khiêm tốn của Bộ luật Dân sự Việt Nam là sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế cũng như quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhận thấy một nguyên nhân khiến Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa có sức sống cao và phải liên tục sửa đổi là Bộ luật Dân sự Việt Nam chưa đạt được chuẩn mực cần có.
Nhìn ra thế giới, ban hành từ năm 1804, Bộ luật Dân sự Pháp được nhiều học giả xem là “bản Hiến pháp” của dân luật hoặc ví như “một đài kỷ niệm”. Sự so sánh này cho thấy tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của Bộ luật Dân sự Pháp đối với pháp luật dân sự thế giới cũng như tính ổn định, sự trường tồn vượt thời gian của Bộ luật Dân sự Pháp.

Điều 4 Bộ luật Dân sự Pháp nêu rằng: “Thẩm phán mà từ chối xét xử, với lý do pháp luật không quy đinh, quy định không rõ ràng hay không đầy đủ, thì có thể sẽ bị truy tố về tội từ chối xét xử”. Bằng quy định trên, Bộ luật Dân sự Pháp đã chỉ rõ Tòa án là người giải thích luật và đưa ra giải pháp pháp lý đối với những vụ việc cụ thể mà luật chưa dự đoán được. Nhờ đó, Bộ luật Dân sự Pháp có khả năng thích nghi cùng sự biến chuyển của xã hội và có sức sống lâu bền đến vậy.
Bộ luật Dân sự Đức thì ra đời muộn hơn một chút – vào năm 1896 và cũng cho phép Tòa án được áp dụng những điều khoản chung để sáng tạo ra các giải pháp mới đối phó sự biến chuyển cuộc sống. Điều 242 quy định “Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ một cách thiện chí và trung thực, và cần quan tâm đến những yêu cầu của tập quán”. Đây là điều khoản chung được ca ngợi nhiều nhất và được coi là điều khoản “vàng” của Bộ luật Dân sự Đức bởi nó xem vai trò của Tòa án như “người đồng hành” với Bộ luật Dân sự Đức.

Cần cân nhắc kỹ lưỡng vai trò toà án
 
Từ kinh nghiệm trên của Pháp và Đức, thiết nghĩ, khi xây dựng Bộ luật Dân sự Việt Nam mới, các cơ quan chức năng cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật. Điều này càng có ý nghĩa, bởi xét về số lượng điều khoản thì Bộ luật Dân sự Việt Nam còn rất khiêm tốn (777 Điều) bên cạnh sự đồ sộ của Bộ luật Dân sự các nước như Pháp (2283 Điều), Đức (2385 Điều), Nhật Bản (1044 Điều)…
Nếu Việt Nam cũng cho phép Tòa án giải thích và áp dụng sáng tạo những điều khoản chung để giải quyết từng trường hợp cụ thể thì Bộ luật Dân sự mới sẽ hoàn hảo hơn, lâu bền hơn.

Thục Quyên 
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam
  •  7185
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…