DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bỏ con mới đẻ sẽ bị xử lý ra sao?

 

Đây là thực trạng hiện nay đang được xã hội quan tâm và lên án, vì nhiều lý do khác nhau (khó khăn, định kiến gia đình, xã hội,...) mà những đứa trẻ mới sinh ra đời bị chính người sinh thành bỏ rơi. Mới đây, sự việc người mẹ vứt con mới sinh dưới hố ga hơn 40 giờ đã gây xôn xao dư luận. Vấn đề pháp lý đặt ra là người mẹ này có bị xử lý theo pháp luật hay không? Cùng theo dõi các căn cứ pháp lý mình nêu dưới đây.

Xử lý hành chính:

Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;

b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật;

c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Ngoài ra sẽ buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?

Điều 124 BLHS sửa đổi quy định Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì:

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà người mẹ có thể bị truy cứu hình sự hoặc xử phạt hành chính theo quy định trên. Đối với trường hợp nêu trên, hậu quả gây ra chưa có nên có thể người mẹ sẽ bị xử phạt hành chính.

Tại điểm a khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em; nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; nếu không có người nhận trẻ em làm con nuôi thì lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

  •  4562
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…