DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

BLTTDS 2015: Quyết định của Tòa án tối cao vẫn có thể bị xem xét lại

Tòa án nhân dân tối cao là cấp tòa cao nhất trong hệ thống tòa án Việt Nam, tuy nhiên, quyết định “đầy quyền lực” của Tòa này vẫn có thể bị yêu cầu xem xét lại.

 

Vì trên thực tế, có rất nhiều quyết định của Hội đồng thẩm phán dù đã ban ra nhưng đương sự vẫn kêu trời vì oan ức, vì quyết định giám đốc thẩm tuy cao mà vẫn sai nên năm 2011, Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong luật sửa đổi này, Quốc Hội đã đưa hẳn một chương mới vào luật (Chương XIXa) với tên gọi là “Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao”.

 

Thủ tục “đặc biệt” này chính là sự đề nghị xem xét lại các quyết định giám đốc thẩm của các vị thẩm phán ở TAND tối cao.

 

 

Theo quy định tại điều Điều 310a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật tố tụng dân sự, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định ,quyết định của Tòa án nhân dân tối cao có thể được xem xét lại trong một số trường hợp:

 

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội có văn bản “yêu cầu”, hoặc

2. Ủy ban tư pháp của Quốc hội có văn bản “kiến nghị”, hoặc

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản “kiến nghị”, hoặc

4. hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản “đề nghị”

 

 

Tùy từng trường hợp, nếu phát hiện có sai phạm hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra một trong các quyết định sau:

 

a) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;  

b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;

c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để giao hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Như vậy, dù là cấp tòa cao nhất, nhưng Tòa án tối cao vẫn có thể “xử sai” và luật cũng đã dự liệu điều này!

  •  6056
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…