DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Binh pháp Tôn Tử chỉ đúng trên lý thuyết “Einstein”

Binh pháp Tôn Tử có dạy rằng: “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Liệu có đúng trong mọi trường hợp hay không?

1.Điều đúng đến từ “Einstein”

(*) Đứng trên góc nhìn tương đối theo lý thuyết cạnh tranh Win – Win (Cạnh tranh cùng thắng) thì Tôn Tử đã đúng.

Nghĩa là khi hai bên gọi là đối thủ cạnh tranh của nhau, họ sẽ tìm hiểu nhau, biết nhau, cùng cải tiến kỹ thuật để tăng năng suất nhằm tiến tới mục tiêu áp đảo bên kia. Cuối cùng cuộc cạnh tranh đó hai bên đều thắng, vì cả hai đều tăng năng suất hơn trước. Giống như thế giới hiện nay các quốc gia cùng hợp tác, cạnh tranh và cùng phát triển.

(*) Cũng trên góc nhìn tương đối nhưng theo lý thuyết cạnh tranh Lost – Lost (Cạnh tranh cùng thua) thì Tôn Tử lại đúng.

Nghĩa là khi hai bên là đối thủ cạnh tranh của nhau, trong tâm trí họ muốn tiêu diệt đối phương bằng mọi cách, mọi thủ đoạn có thể và bất chấp những hậu quả xảy ra. Kết cục cả hai đều thua, vì tiền bạc bỏ ra không phải để cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất mà là để thủ tiêu lẫn nhau nên năng suất bị giảm sút so với trước. Giống như những cuộc chiến tranh phi nghĩa, các bên mất tiền bạc, sức người và tính mạng cho cuộc chiến đó nhưng kết quả chỉ là sự mất mát.

2.Điều sai đến từ “Tuyệt đối”

(*) Thử thay đổi góc nhìn từ tương đối thành tuyệt đối theo lý thuyết cạnh tranh Win – Win thì Tôn Tử có sai hay không?

Dù trong cuộc cạnh tranh Win – Win thì các bên trong cuộc đấu này đều chiến thắng chính mình nhưng tồn tại kẻ chưa có một chiến thắng tuyệt đối. Ví dụ: Dù các nước trên thế giới đã phát triển hơn trước rất nhiều nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn cứ gia tăng, điều này đồng nghĩa với việc nước nghèo chỉ chiến thắng chính mình nhưng lại thua nước giàu.

(*) Cũng trên góc nhìn tuyệt đối  theo lý thuyết cạnh tranh Lost – Lost thì một lần nữa phải nhắc lại câu Tôn Tử có sai hay không?

Dù rằng trong cuộc cạnh tranh Lost – Lost các bên trong cuộc đấu đều thua chính mình nhưng tồn tại kẻ đã có một chiến thắng Tuyệt đối. Ít nhất họ đã loại bỏ đối thủ ra cuộc chơi, từ đó chiếm lĩnh thị phần của đối phương để thiết lập lại một quy mô lớn hơn. Ví dụ: Trong cuộc chiến phi nghĩa “Tam Quốc Chí”, các bên đã mất mát và hi sinh biết bao xương máu. Nhưng rồi người chiến thắng là nhà Ngụy, ít nhất họ đã thống nhất được đất nước và là tiền đề để Trung Quốc phát triển. Và dòng máu thống nhất gian sơn Trung Hoa luôn truyền lại cho thế hệ đời sau.

3.Cạnh tranh phi Win, Lost

Trong cạnh tranh có thể xuất hiện trường hợp thứ ba là cả hai bên đều hòa, đây là chuyện rất bình thường trong thực tiễn, như các trận bóng đá hai bên hòa nhau. Vậy có nên chỉnh sửa “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” thành “Biết người biết ta trăm trận không thua” không?

4.Không chỉ biết mà còn Năng

Không phải lúc nào biết người, biết ta cũng thắng mà đôi khi biết họ rõ ràng, hiểu mình tường tỏ nhưng vì năng lực hạn chế thì thua – âu cũng là lẽ thường. Bởi vậy, trong mọi cuộc cạnh tranh thì năng lực là điều kiện cần còn việc “biết người, biết ta” là điều kiện đủ để tạo nên một chiến thắng.

02/05/2013

  •  11099
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…