DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bình luận pháp lý về lời nói một chiều của Viện trưởng Viện KSNDTC

Trong phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 14/6 về “vụ án vườn mít” ông Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện KSND Tối cao có nói: “Nhiều đại biểu gửi thư cho tôi, các báo cũng nói Lê Bá Mai bây giờ ốm đau... Nhưng xót xa cho Lê Bá Mai thì ai xót xa cho gia đình có con gái mới lớn bị hiếp và giết?”

(Ảnh minh họa sự bế tắc của "vụ án vườn mít")

Không thể phủ nhận lòng nhiệt thành, quan tâm đến người bị hại của “tư lệnh” ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, lời nói trên là một chiều, thậm chí thiếu trách nhiệm với người dân.

Thứ nhất, chẳng khác gì ông Bình khẳng định Lê Bá Mai phạm tội. Trong khi sự thật thì chưa được làm sáng tỏ.

Thứ hai, sự xót xa cho gia đinh có con gái mới lớn bị hiếp và giết sẽ được xoa dịu phần nào nếu tìm đúng hung thủ thật sự chứ không phải có người chịu tội là được.

Thứ ba, không tuân theo nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong luật tố tụng hình sự Việt Nam.

- Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

- Người bị tình nghi, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng.

- Mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người bị tình nghi, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo.

Thứ tư, trách nhiệm của ngành Kiểm sát là gì trong câu chuyện “mười năm không thể tìm ra sự thật”, tất cả chỉ nằm trong sự suy đoán bất lợi cho Lê Bá Mai.

Thứ năm, nếu Lê Bá Mai thật sự vô tội thì sao?

Trong bài trả lời chất vấn ông Bình khẳng định: “Bây giờ không có cách nào khác là phải dựa vào pháp luật”. Quả là câu nói “hòa cả làng”, nếu vậy ngay từ đầu ông chỉ cần bảo chúng tôi đã, đang và sẽ làm dựa vào quy định của pháp luật; vậy không tốn sức trả lời chất vấn và cũng không tốn thời gian để các vị đại biểu lắng nghe. Đáng lẽ ra ông phải nhận trách nhiệm về mình, ít nhất là một lời xin lỗi vì sự “bế tắc” của “vụ án vườn mít” và nêu ra biện pháp để giải quyết thì sẽ hợp lòng người hơn.

(Vườn mít xưa kia giờ đã trở thành vườn cao su tươi tốt, nhưng "vụ án vuờn mít" thì vẫn cứ là "mít")

  •  8915
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…