DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bị tước quyền công dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Bị tước quyền công dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Quyền công dân - Hình minh họa

Quyền công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo đảm khi công dân yêu cầu. Như vậy, nếu trường hợp công dân Việt Nam bị tước quyền công dân thì sẽ như thế nào và công dâncó bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội hay không?

Thế nào là bị tước quyền công dân?

Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:

Quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”

- Về bản chất, tước một số quyền công dân là hình phạt bổ sung, mang tính chất chính trị, không cho người bị kết án hưởng một số quyền chính trị của công dân trong thời hạn nhất định để phòng ngừa sự lợi dụng các quyền đó để gây thiệt hại cho xã hội và Nhà nước. Như vậy, những người đang chấp hành án phạt tù vẫn có đầy đủ quyền công dân trừ một số trường hợp bị hạn chế quyền công dân vì lý do được nêu ở trên.

Tại Điều 44 Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định một số trường hợp bị tước quyền công dân như sau:

Điều 44. Tước một số quyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

- Từ quy định trên có thể thấy, chỉ một số trường hợp cụ thể như Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định thì sẽ bị tước quyền công dân. Và trường hợp bị tước quyền công dân chỉ tước một số quyền chứ không tước toàn bộ quyền công dân của cá nhân.

Bị tước quyền công dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 có quy định hiệu lực của Bộ luật hình sự 2015:

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

..."

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

...."

Từ quy định trên ta có thể thấy rằng trường hợp công dân Việt Nam bị tước quyền công dân mà có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật hình sự thì sẽ vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

Bên cạnh đó, người không quốc tịch mà thường trí tại Việt Nam cũng sẽ bị truy cứu cứu hình sự nếu vi quy định của Điều Luật trên.

  •  4197
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…