DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bị rủi ro bởi “khoảng trống pháp lý”: ai chịu trách nhiệm?

Sáng nay mình đọc bài báo này Người dân gặp khó vì có quá nhiều khoảng trống pháp lý liên hệ với thực tế những gì mình gặp trong quá trình học tập và làm việc, đơn cử như sau:

1. Kinh doanh ngành, nghề có điều kiện: Thông tư bị vô hiệu, chưa có Nghị định hướng dẫn, vậy áp dụng cái gì?

Trước đây, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành hàng loạt các Thông tư hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Nhưng kể từ thời điểm 01/7/2015, Luật đầu tư 2014 có hiệu lực, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện chỉ đựơc quy định dưới dạng Luật, Pháp lệnh, Nghị đinh và Điều ước quốc tế, không đựơc quy định bởi Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Theo tinh thần đó thì sẽ có hàng loạt các Thông tư hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh có điều kiện sẽ bị vô hiệu do quy định này. Tuy nhiên, mãi đến ngày 01/7/2016, các cơ quan chức trách mới phát hiện ra điều này, vì lúc này Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực, hàng loạt các văn bản hướng dẫn sẽ hết hiệu lực nếu văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực. Lúc này, Chính phủ mới ban hành vội các Nghị định hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

Đến thời điểm này, đã hơn 03 tháng, các Nghị định hướng dẫn 268 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện vẫn chưa được ban hành hết, kéo theo hệ lụy rằng, một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Thông tư trước đây bị vô hiệu, giờ lại không có Nghị định để hướng dẫn thì kinh doanh những ngành, nghề này phải dựa vào đâu để áp dụng?

Vậy doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện sai phạm việc tuân thủ các điều kiện này thì ai là người chịu trách nhiệm?

2. Xuất hiện mâu thuẫn mang tên “Thông tư liên tịch” trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

Theo Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.”

Theo quy định này, mình sẽ hiểu Thông tư, Thông tư liên tịch sẽ hết hiệu lực nếu Nghị định hết hiệu lực. Đó là đúng logic, chả có gì phải bàn cãi nữa.

Nhưng tại Khoản 2 Điều 172 Luật này lại có quy định “2. Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.”

Như vậy, Thông tư liên tịch lại là trường hợp ngoại lệ của Khỏan 4 Điều 154. Đời chẳng như mơ khi mà, thực tế, đã có Thông tư mới được ban hành về vấn đề này, nhưng lại không chỉ định Thông tư liên tịch bị thay thế, khiến cho một số quy định tại Thông tư mới được ban hành và Thông tư liên tịch đáng lẽ bị thay thế lại mâu thuẫn, trái chiều với nhau.

Là người dân, thì người ta đâu hiểu, trường hợp văn bản được ban hành sau có nội dung trái với văn bản được ban hành trước thì áp dụng văn bản được ban hành sau đâu, người ta chỉ hiểu cái nào còn hiệu lực thì cái đó còn được dùng, vậy thôi. Vậy lúc này xuất hiện cách hiểu sai, dẫn đến rủi ro pháp lý, ai chịu trách nhiệm?

P/S: Có một câu chuyện dí dỏm thế này, từ 01/7/2016, các Bộ, cơ quan ngang Bộ không được ban hành Thông tư liên tịch nữa, chỉ có các Bộ, cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do vậy, các Bộ mà có muốn ban hành Thông tư liên tịch thì chỉ cần kéo “ông” Chánh án Tòa án nhân tối cao hoặc “ông” Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao vào là Thông tư liên tịch đó có hiệu lực được áp dụng theo như tinh thần của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

Một vài vấn đề cần trao đổi với cả nhà Dân Luật!

  •  4161
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…