DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bị Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, khởi kiện ra tòa án và bị Tòa án phúc thẩm xét xử sai

Kính chào anh chị Luật sư ,

Nhờ anh chị Luật sư xem xét vụ việc này của tôi khi bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và khi đưa ra Tòa án thì lý lẽ cũng bị bẻ cong, nên giờ rất mong được các anh chị Luật sư tư vấn cho tôi các bước tiếp theo để tôi tìm lại lý lẽ công lý cho sự thật của mình. Sự việc của tôi như sau:

Trong năm 2008, tôi có ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty TNHH Cadena Việt Nam trụ sở tại: 38/6N Nguyễn Văn Trỗi, phường 15, quận Phú Nhuận, HCM tới làm việc cho khách hàng SVN có văn phòng tại Hà Nội với công việc làm quản lý bộ phận CNTT cho SVN văn phòng tại Hà Nội. Trong suốt thời gian làm việc, tôi luôn làm tốt công việc được giao và luôn được công ty đa quốc gia SVN quý mến với năng lực công việc của mình, do vậy cuối năm làm việc nào tôi cũng đều được thưởng tháng lương 13 và 14 theo hợp đồng lao động tôi đã ký kết với Công ty TNHH Cadena Việt Nam, tuy chỉ có phần lên lương là không hề được Công ty TNHH Cadena Việt Nam tôn trọng như trong thỏa thuận đã ghi mà nâng lương cho tôi. Tới ngày 9 tháng 11 năm 2010, Công ty TNHH Cadena Việt Nam lấy lý do tình hình kinh doanh của Công ty nên Công ty TNHH Cadena Việt Nam ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi dựa theo điểm d khoản 1 điều 38 Bộ luật Lao động Việt Nam 2005 mà chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi với ngày cuối cùng làm việc tại trụ sở công ty SVN tại Hà Nội khi hết ngày làm việc cuối cùng 31/12/2010 với mức bồi thường khoản tiền theo hợp đồng và chế độ theo luật lao động 2005 quy định tại khoản 1 điều 42. Tuy nhiên sự thật là công ty SVN không hề có việc chuyển máy móc từ lúc tôi nghỉ việc, và sau một thời gian thì công ty TNHH Cadena Việt Nam lại cho nhân sự mới vào làm thay cho vị trí của tôi làm với mức lương thấp hơn tôi nhiều lần.

Xét thấy quyền lợi bản thân không được công ty tôn trọng khi Công ty TNHH Cadena Việt Nam tự ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với tôi, hơn nữa lại chấm dứt hợp đồng với tôi và tuyển người khác thay vị trí của tôi với mức lương thấp hơn làm việc cho công ty SVN trụ sở tại Hà Nội. Do vậy tôi làm đơn khởi kiện tại tòa án nơi tôi sinh sống và được Tòa án thụ lý vụ việc. Căn cứ vào các chứng cứ của 2 bên, hội đồng xét xử tòa án Sơ thẩm xử tôi thắng kiện vì: Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Công ty TNHH Cadena Việt Nam đối với tôi áp dụng điểm d khoản 1 điều 38 bộ luật lao động Việt Nam 2005 là hoàn trái quy định của pháp luật vì Công ty Cadena Việt Nam không hề bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ. Công ty lấy lý do bất khả kháng lấy làm nguyên nhân do tình hình kinh tế là hoàn toàn sai với Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của chính phủ quy định tại khoản 2 điều 12 nêu rõ:"Lý do bất khả kháng khác là trường hợp do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp Tỉnh trở lên, do địch họa, dịch bệnh không thể khắc phục được dẫn tới việc phải thay đổi, thu hẹp sản xuất kinh doanh". Hơn nữa, việc chấm dứt hợp đồng giữa công ty SVN và Công ty TNHH Cadena Việt Nam không hề có văn bản chính thức nào từ 2 công ty mà chỉ là email trao đổi với nhau. Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử tòa án Sơ thẩm xử công ty TNHH Cadena Việt Nam hủy việc ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi vì trái quy định của pháp luật và phải bồi thường cho tôi căn cứ theo điều 41 và điều 42 của bộ luật lao động.

Không đồng tình với bản án sơ thẩm, Công ty TNHH Cadena Việt Nam kháng cáo vụ án lên Tòa án nhân dân TP Hà Nội yêu cầu bác bỏ toàn bộ bản án sơ thẩm đã tuyên đối với công ty. Sau khi có quyết định tiếp nhận vụ án, sau khi lấy lời khai bổ xung của 2 bên, tòa án nhân dân TP Hà Nội ra quyết định xét xử vụ án. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với lý lẽ của luật pháp và các điều luật quy định cụ thể tại khoản 2 điều 12 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP về diễn giải chi tiết các lý do bất khả kháng theo quy định của chính phủ được nêu tại điểm d khoản 1 điều 38 bộ luật lao động Việt Nam năm 2005. Hội đồng xét xử Tòa án thành phố Hà Nội đứng đầu là phó chánh án Tòa lao động - Thẩm phán tòa án nhân dân Hà Nội cùng 2 thẩm phán và Kiểm sát viên nhận định, việc Công ty SVN cắt giảm nhân sự 30 người và di chuyển bộ máy CNTT vào văn phòng trụ sở tại HCM do vậy việc Công ty TNHH Cadena Việt Nam ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi vì lý do kinh tế và lý do khách hàng là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Trong khi tôi nêu rõ Nghị định44/2003/NĐ-CP nói về lý do kinh tế không nằm trong sự việc này của Công ty TNHH Cadena Việt Nam, hơn nữa việc khách hàng SVN cắt giảm nhân sự thì tôi vẫn là nhân viên chính thức của công ty Cadena Việt Nam với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do vậy nếu có việc đó xẩy ra thì công ty TNHH Cadena Việt Nam phải chuyển tôi sang làm việc ở công ty khác. Hơn nữa, từ lúc tôi bị Công ty TNHH Cadena cho nghỉ thì hệ thống máy móc CNTT của công ty SVN trụ sở tại Hà Nội vẫn nằm tại vị trí đó, và Công ty TNHH Cadena Việt Nam vẫn cho nhân sự mới vào làm vị trí công việc của tôi với mức lương thấp hơn tôi nhiều lần. Tuy nhiên lý lẽ này của tôi không được Hội đồng xét xử Tòa án Phúc thẩm chấp nhận và xử công ty TNHH Cadena Việt Nam thắng kiện với việc áp dụng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với tôi trên điểm d khoản 1 điều 38 bộ luật lao động Việt Nam năm 2005 do vậy công ty TNHH Cadena không phải bồi thường bất kỳ khoản nào ngoài các chế độ tôi được hưởng theo đúng hợp đồng lao động và theo luật lao động quy định, bác hoàn toàn bản án Sơ thẩm tuyên tôi thắng kiện.

Vậy các anh chị Luật sư cho tôi hỏi, việc xử như vậy của Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội được giao thụ lý bởi Thẩm phán; phó chánh án tòa lao động đối với tôi có đúng không trong khi Công ty TNHH Cadena Việt Nam chỉ viện lý do kinh tế và lý do khách hàng như vậy mà có thể quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động căn cứ theo điểm d khoản 1 điều 38 bộ luật lao động Việt Nam 2005 với lý do bất khả kháng là đúng luật không trong khi sai hoàn toàn với Nghị định 44/2003/NĐ-CP quy định tại khoản 2 điều 12 của Chính phủ? Và giờ tôi phải làm các thủ tục như thế nào, và gồm những giấy tờ gì để khiếu nại lên Tòa án cấp cao hơn như thế nào đối bản án Phúc thẩm sai trái này của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để tìm lại lý lẽ cho mình khi bị Công ty TNHH Cadena Việt Nam đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật theo điểm d khoản 1 điều 38 bộ luật lao động Việt Nam và yêu cầu hủy bản án Phúc thẩm mà Tòa án TP Hà Nội đã tuyên khi bác bỏ bản án Sơ thẩm đã xử cho tôi thắng kiện ạh

Rất mong sự giúp đỡ và hướng dẫn của các anh chị luật sư trong diễn đàn cho vấn đề của tôi.

Xin chân thành cám ơn các anh chị luật sư.

  •  8073
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…