DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bắt được chó, mèo, lợn, gà, trâu, bò đi lạc: Có trở thành chủ mới?

Bắt được súc vật đi lạc

Dắt trâu bò lạc về thì có thành chủ sở hữu?

Vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện video một thanh niên đi xe SH cố tình dắt trộm một chú trâu đi lạc. Từ video này, chúng ta có thể đặt một vấn đề: Nếu tìm thấy gia súc, gia cầm, thú nuôi đi lạc, ta có thể dắt về và trở thành chủ của nó luôn hay không? Mời tham khảo quy định của Pháp luật về vấn đề này!

1. Đối với gia súc bị thất lạc

Điều 231 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp bắt, giữ được gia súc bị thất lạc thì người bắt, giữ được cần biết những điều sau:

- Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

- Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán mà chủ của chúng không đến nhận thì người đang chiếm hữu sẽ được xác lập quyền sở hữu.

Khi chưa hết các thời hạn trên, nếu chủ gia súc bị thất lạc tìm đến nhận lại, họ phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc.

Đặc biệt, trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.  

*Chó, mèo có phải gia súc hay không?

Trên thực tế, có nhiều tranh cãi cho rằng chó mèo không phải gia súc, bởi lẽ hiện nay pháp luật về giống vật nuôi không liệt kê chúng vào các loại gia súc trong chăn nuôi.

Tuy nhiên có thể hiểu, theo quan điểm của Bộ luật dân sự thì chó, mèo cũng là gia súc, bởi chỉ có 3 điều luật xác định quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm và vật nuôi dưới nước.

2. Đối với gia cầm bị thất lạc

Khi gia cầm bị thất lạc, Điều 232 BLDS 2015 quy định những nội dung sau:

- Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại.

- Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm.

Khi chưa hết các thời hạn trên, nếu chủ gia cầm bị thất lạc tìm đến nhận lại, họ phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia cầm.

Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

3. Trách nhiệm khi không trả lại thú vậy bị lạc

Những tranh chấp dân sự như trên có thể đuọc giải quyết tại Tòa án nếu người dân không thể thỏa thuận với nhau hoặc phát sinh nghĩa vụ bồi thường, tuy nhiên trường hợp người chiếm hữu cố tình chiếm đoạt tài sản thì có thể bị khép vào tội Chiếm giữ trái phép tài sản tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

“1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo đó, mức phạt cao nhất của tội này có thể là 2 năm tù.

Như vậy, điều đầu tiên cần làm khi bắt được thú vật đi lạc là thông báo công khai, có thể bằng cách dán biển trước nhà, giao nộp cho công an hoặc ủy ban gần nhất để dán thông báoo, hết thời hạn quy định mà không ai đến nhận thì mới có thể sở hữu!

  •  1903
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…