DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bất cập quy định về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên

Hậu quả về thời hạn được coi là CHƯA bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

Khoản 1 Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên thì:

Điều 137. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.

2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Trong đó:

+ Xử phạt vi phạm hành chính: là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể: Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

Biện pháp xử lý hành chính: là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

 

Hậu quả về thời hạn được coi là CHƯA bị xử lý vi phạm hình sự (Xóa án tích) đối với người chưa thành niên

Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

Điều 107. Xóa án tích

1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.

 

BẤT CẬP

Với quy định về thời hạn được xem là chưa bị xử lý vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (xóa án tích) như trên là chưa thực sự hợp lý, tạo sự công bằng cho người chưa thành niên bởi, trong một số trường hợp sẽ tạo nên sự bất bình đẳng trong quá trình xử lý người chưa thành niên. Nói rõ hơn, một số trường hợp người chưa thành niên vi phạm bị xử phạt hành chính nhưng lại bị xử lý trách nhiệm nặng hơn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự.

 Dưới đây sẽ là một ví dụ cụ thể để mọi người hiểu rõ hơn bất cập tồn tại này:

Trước khi đọc ví dụ này, mình cần mọi người theo dõi trước nội dung tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội trộm cắp tài sản trước để nắm được và xem xét áp dụng vào tình huống  đưa ra trong ví dụ:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;      

Ví dụ: A và B cùng sinh ngày 01/01/2001

- Trường hợp của A: Ngày 01/01/2018, A trộm 01 chiếc điện thoại có giá trị 300.000 đồng và sau đó A bị xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 05/01/2018. Sau đó, ngày 05/04/2018, A tiếp tục thực hiện trộm cắp 01 chiếc điện thoại trị giá 300.000 đồng.

Chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì A chưa hết thời hiệu được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà còn tái phạm nên hành vi của A đủ yếu tố cấu thành tội “ Trộm cắp tài sản” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và kết quả là A sẽ BỊ xử lý trách nhiệm hình sự về hành vi trên.

- Trường hợp của B: Ngày 01/01/2018, B trộm cắp 01 chiếc xe máy trị giá 20.000.000 đồng. Ngày 01/02/2017, B bị xử phạt cải tạo không giam giữ 02 tháng theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Sau khi chấp hành xong bản án, ngày 20/04/2018, B tiếp tục trộm 01 chiếc xe đạp trị giá 500.000 đồng.

Tuy nhiên, chiếu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì B được coi là không có án tích nên hành vi trộm cắp sau (trộm chiếc xe đạp) của B không đủ yếu tố cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” và kết quả là B KHÔNG sẽ  bị xử lý hình sự về hành vi trên.

=> Chúng ta thấy rằng trong ví dụ trên thì rõ ràng là với hành vi vi phạm lần thứ 2 của B thực hiện nguy hiểm hơn hành vi vi phạm lần thứ 2 của A; mặt khác, B cũng có nhân thân xấu hơn A (vì trước đó đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản rồi). Tuy nhiên, kết quả của việc áp dụng pháp luật của khoản 1 Điều 137 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về thời hạn bị coi là chưa vi bị xử phạt hành chính/hình sự thì lại đưa đến một kết quả rất đỗi bất công bằng: A bị áp dụng chế tài hình sự còn B thì không bị xử lý hình sự.

Nhìn nhận thực tế trên, thiết nghĩ chúng ta cần có sự điều chỉnh về quy định thời hạn được xem là chưa bị xử lý vi phạm hành chính/ hình sự (xóa án tích) đối với người chưa thành niên để tạo ra sự công bằng; tránh trường hợp với những quy định không có sự thống nhất như hiện nay đã tạo nên hành lang bất công bằng trong công cuộc xử lý trách nhiệm hành vi vi phạm của người chưa thành niên.

Mình lấy một ví dụ sau: Ngày 01/03/2018, nguyên đơn A có đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà chung cư còn nợ năm 2014 là 5.000.000 đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng thay cho A trước đó là 10.000.000 đồng. Trong khi đó, B đang cũng đang nợ C 5.000.000 đồng.

Trong trường hợp trên, B cũng được xem là người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu bởi, nếu áp dụng thời hiệu thì về nguyên tắc, vụ án này đã hết thời hiệu; do đó, sẽ không được Tòa án giải quyết; cho nên B sẽ không phải trả cho A số tiền mà B đã nợ A tiền thuê nhà 03 tháng vào năm 2014. Tuy nhiên, B sẽ không có quyền từ chối áp dụng thời hiệu (tức không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết) vì việc từ chối đó của B nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

  •  1607
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…