DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

BẤT CẬP BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013, từ khi ra đời cho đến nay đã khắc phục được nhiều điểm hạn chế của luật cũ, tuy nhiên ngoài những bất cập như quy định về hậu quả của việc sa thải trái pháp luật hay là quy định chồng chéo về trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc mà trước đây tác giả đã có những bài phân tích thì hiện tại Bộ luật Lao động 2012 vẫn còn có nhiều bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật cũng như làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bài viết này tác xin chia sẻ cùng quý độc giả thêm một số điểm bất cập của Bộ luật Lao động 2012.

Bất cập đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Điều 39, Bộ luật Lao động 2012 quy định những trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó trường hợp đối với lao động nữ quy định tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động.
Khoản 3, Điều 155 quy định: “Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn,mang thainghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”. Điều đó có nghĩa là người sử dụng lao động không được lấy lý do lao động nữ kết hôn; mang thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng điều luật lạikhông cấm người sử dụng lao động lấy lý do được quy định tại khoản 1 Điều 38 để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động đang mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
 
So sánh với quy định này đối với quy định tại Bộ luật Lao động năm 1994 (đã được sửa đổi năm 2002, 2006, 2007) thì đây là một điểm bất cập của Bộ luật Lao động mới, bởi lẽ theo quy định tại Điều 111, Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi năm 2002) thì “"Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động." Điều đó có nghĩa là theo luật cũ thì trong thời gian lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, vì vậy cho dù người sử dụng lao động có những lý do được quy định tại Điều 38 để đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng vẫn không được quyền thực hiện, quy định này theo tác giả là hoàn toàn phù hợp với việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em theo đúng tinh thần xây dựng quy định của Bộ luật Lao động. 
 
Việc Bộ luật Lao động 2012 không quy định việc tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi đã ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của lao động nữ, thiết nghĩ trong thời gian sắp tới các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn, bổ sung quy định nêu trên để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.
 
Bất cập về việc chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn.
 
Nếu như trước đây đối với loại hợp đồng xác định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) thì hợp đồng sẽ đương nhiên chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng, các bên không cần báo trước cho nhau về việc có tiếp tục thực hiện hợp đồng hay không tiếp tục. Khoản 1, Điều 47, Bộ luật Lao động 2012 đã ban hành quy định “Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.” Với quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết về việc có tiếp tục ký mới hợp đồng lao động hay không ít nhất 15 ngày trước khi hết hạn hợp đồng đã phần nào khắc phục được hạn chế của luật cũ, tuy nhiên Bộ luật lao động 2012 lại không quy định hậu quả pháp lý của việc người sử dụng lao động không báo trước trong trường hợp này, điều đó đồng nghĩa với việc nếu người sử dụng lao động không báo trước cho người lao động ít nhất là 15 ngày trước khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà sau đó người sử dụng lao động ra quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động thì Quyết định chấm dứt HĐLĐ của người lao động vẫn không hề trái luật. 
 
Hiện nay chỉ có duy nhất chế tài áp dụng đối với người sử dụng lao động khi không thực hiện việc báo trước trong trường hợp này là bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1, Điều 7, Nghị định 95/2013/NĐ-CP cụ thể như sau: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.” Theo tác giả việc Bộ luật Lao động 2012 không quy định hệ quả đối với việc người sử lao động không báo trước ít nhất 15 ngày cho người lao động đối với trường hợp người lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn là chưa phù hợp, điều đó vẫn chưa đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bởi lẽ việc xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng là quá dễ dàng cho người sử dụng lao động và gây khó khăn cho người lao động trong việc chủ động tìm kiếm việc làm mới. Tác giả hy vọng các cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét và ban hành thêm quy định để khắc phục điểm hạn chế này.
 
Trên đây là 02 vấn đề bất cập mà tác giả muốn chia sẻ với quý vị, nếu trong quá trình nghiên cứu, áp dụng những quy định của Bộ luật Lao động 2012 đọc giả nào còn phát hiện thêm những bất cập của BLLĐ thì xin quý độc giả chia sẻ cho mọi người để cùng đề xuất khắc phục.
                                                                                                    QUYẾT QUYỀN
Nguồn: http://thongtintuvanphapluat.blogspot.com/
 

 

  •  14434
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…