DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bảo vệ “Bí mật" – các "boss" cần làm gì?

Trong bối cảnh quan hệ quốc tế mở rộng, Việt Nam lần lượt kí kết hiệp định TPP, gia nhập cộng đồng AEC, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với đối tác nước ngoài, nhưng đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là “Bí mật kinh doanh” trong mối quan hệ với người lao động.

Trên cơ sở tổng hợp thông tin, mình xin giới thiệu đến các bạn một vài điểm nổi bật về vấn đề này, được trích từ  bài viết về “Nghĩa vụ bảo vệ Bí mật kinh doanh trong quan hệ lao động” của TS Lê Thị Thúy Hương và TS Hồ Thị Bích Hằng.

* Người sử dụng lao động = NSDLĐ

* Người lao động = NLĐ

1. Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh:

Theo Khoản 23, Điều 4, Luật Sở hữu trú tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Một thông tin được xem là Bí mật kinh doanh phải hội tụ 04 yếu tố:

- Không phải hiểu biết thông thừong và không dễ dàng có được;

- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng;

- được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết bảo vệ và không dễ dàng tiếp cận.

Không như các đối tượng khác, Bí mật kinh doanh không cần phải đăng ký bảo hộ.

2. Các cách bảo vệ bí mật kinh doanh:

Tùy theo đặc thù từng ngành nghề mà các doanh nghiệp có thể áp dụng các cách thức bảo vệ bí mật kinh doanh đối với người sử dụng lao động như:

- Bảo vệ bí mật kinh doanh bằng thỏa thuận cấm cạnh tranh trong hợp đồng lao động; ví dụ: cấm NLĐ không được làm những việc cụ thể trong thời hạn nhất định hoặc một vài đối tượng nhất định (tuy nhiên hiện nay, việc này đang vấp phải vấn đề về quy định quyền tự do làm việc tại bất kỳ nơi nào pháp luật không cấm của NLĐ và địa vị pháp lý bình đẳng giữa NSDLĐ và NLĐ);

- Quy định cụ thể và nghiêm ngặt hơn trong nội quy lao động, ví dụ:

  • + Thẻ nhân viên kiểm soát giờ làm việc;
  • + Không sử dụng các thiết bị điện tử truyền tin trong giừo làm, tại công ty;
  • + Quản lý email công ty chặt chẽ;

Nguồn: “Nghĩa vụ bảo vệ Bí mật kinh doanh trong quan hệ lao động” của TS Lê Thị Thúy Hương và TS Hồ Thị Bích Hằng, Tạp chí Khoa học Pháp lý - ĐH Luật TPHCM số 06/2015.

 

Ngoài những cách thức trên, các mem còn thấy trên thực tế còn phương thức gì để bảo vệ Bí mật kinh doanh không? Đưa lên chúng ta cùng thảo luận

  •  13152
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…