DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bán nhà thuộc sở hữu chung và thừa kế theo pháp luật

 

 

 

Bố mẹ tôi có 8 người con, trong đó 2 người con trai định cư, nhập quốc tịch nước ngoài từ trước năm 1954 và một người con gái (đã mất từ lâu) hiện có chồng và 3 con cũng định cư, nhập quốc tịch nước ngoài. Nhà nước thu ngôi nhà của bố mẹ tôi sống trước năm 1955 và chuyển đổi chúng tôi đến ngôi nhà hiện đang ở không phải trả tiền nhà. Bố mẹ tôi qua đời đến nay đã hàng chục năm (mẹ không để lại di chúc, bố viết di chúc cho 2 người con đang sống ở Hà Nội toàn bộ phần của bố tôi trong ngôi nhà đang ở). Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà này, đứng tên 5 người con đang ở đây.

Xin hỏi: 2 người anh và anh rể, 3 cháu quốc tịch nước ngoài có quyền thừa kế ngôi nhà 5 gia đình chúng tôi đang ở không? 5 anh chị em chúng tôi muốn bán nhà hiện đang ở chung có phải cần đến sự đồng ý của 6 người này? Họ hàng ở nước ngoài cho biết, 2 người anh trai đã tuyên bố họ: "Không muốn dây dưa gì với gia đình ở Việt Nam, kể cả tài sản thừa kế" nhưng lại không chịu làm văn bản từ chối thừa kế. Vậy những người ở trong nước có được bán nhà không? Nếu được, có phải sau khi chúng tôi bán nhà, Nhà nước sẽ quản lý toàn bộ phần tiền thừa kế của 6 người định cư ở nước ngoài và chỉ trả lại cho họ khi về VN định cư? Mới đây, ngoài việc cho 5 chúng tôi sở hữu nhà đang ở, Thành phố còn bồi thường thêm một căn nhà nhỏ nữa. Căn nhà nhỏ này không có trong di chúc của bố chúng tôi. 5 người chúng tôi cũng muốn bán nốt căn nhà "phát sinh" này thì có phải xin phép 6 người ở nước ngoài không?

Ông Lê Quang Tùng (Hà Nội)

 

Trả lời:

Nhà nước thu nhà, xác lập sở hữu Nhà nước đối với ngôi nhà mà trước đó bố mẹ ông là chủ sở hữu; sau đó, đổi cho gia đình ông 1 nhà khác (hiện đã xác lập quyền sở hữu nhà này cho 5 người con của bố mẹ ông) đồng thời bồi thường thêm một “căn nhà nhỏ” nữa.

Người chết (bà mẹ) “không có di chúc”, còn ông bố tuy có di chúc nhưng sau khi ông qua đời, lại xuất hiện căn nhà nhỏ là “Phần di sản không được định đoạt trong di chúc”. Đối với 2 trường hợp này, tại mục a khoản 1 và mục a khoản 2 Điều 675, Bộ Luật Dân sự quy định những người thừa kế được “thừa kế theo pháp luật”.

Căn cứ Điều 676 Bộ Luật Dân sự: 2 người anh và 3 cháu quốc tịch nước ngoài của ông là những người thừa kế theo pháp luật. Hai người anh (con đẻ của bố mẹ ông) thuộc hàng thừa kế thứ nhất (mục a khoản 1). 3 cháu ngoại quốc tịch nước ngoài thuộc hàng thừa kế thứ hai (mục b khoản 1) được hưởng “thừa kế thế vị” theo điều 677 Bộ Luật Dân sự do mẹ các cháu (ở hàng thừa kế thứ nhất) đã chết. Luật Dân sự không quy định con rể người chết được hưởng thừa kế theo pháp luật.

Điều 112 Luật Nhà ở quy định: "Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế". Như vậy, pháp luật buộc chủ sở hữu thanh toán phần giá trị nhà ở mà những người thừa kế được hưởng nhưng không quy định Nhà nước “quản lý phần tiền” của những người thừa kế đang định cư ở nước ngoài khi nhà được bán. Căn cứ quy định tại Điều 96 Luật Nhà ở, việc bán nhà ở do các chủ sở hữu quyết định. Những người  định cư ở nước ngoài không phải là chủ sở hữu căn nhà “phát sinh”; việc bán nhà này vẫn do những người chủ sở hữu ở trong nước quyết định.

Khoản 1 Điều 633 Bộ Luật Dân sự quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Khoản 3 Điều 642 quy định: “Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.

Cha mẹ ông X. qua đời đã hàng chục năm. Nếu đến nay những người thừa kế ở nước ngoài vẫn "không chịu làm văn bản  từ chối nhận di sản thừa kế", thì về pháp lý, họ vẫn “được coi là đồng ý nhận thừa kế”, cho dù lúc “hờn dỗi”, họ tuyên bố: "Không muốn dây dưa gì với gia đình ở Việt Nam…".

Nhà nước không can thiệp vào “tình huống” này nhưng khuyến khích những người liên quan cư xử với nhau trên tinh thần “tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc” là một trong những nguyên tắc cơ bản hàng đầu được quy định tại Điều 8  Bộ Luật Dân sự./.

 

(Đăng Báo Pháp Luật Việt Nam ngày 22/8/2014)

(Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp tại Hãng Văn phòng Luật NewVision)

 

 

 

  •  6079
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…