DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ban hành văn bản quy phạm trái pháp luật - Xử lý như thế nào ?

Cứ lâu lâu các cơ quan nhà nước lại ban hành một văn bản trái cả ý lẫn lòng dân.

Tính ra, để ban hành một thông tư, ví dụ như Thông tư 57/2015/TT-BCA về trang bị phương tiện chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới thì theo Thông tư 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP thì dự toán kinh phí cho thông tư này mất ít nhất hàng chục triệu đồng, chưa kể các chí phi về lương, trang thiết bị, cơ sở vật chất, bồi dưỡng khác ... cho đội ngũ soạn thảo.

Tiền này có được bồi thường không ? 

Luật hình sự có một nguyên tắc rất hay, ông là dân thì ông phải có nghĩa vụ biết luật, kể cả luật vừa ban hành ra, hay ban hành đã lâu mà đóng dấu mật; kể cả ông mù, điếc hay ông vừa mù vừa điếc :D.

Ông vi phạm là ông có lỗi (tất nhiên là trừ một số trường hợp đặc biệt). Ở đây việc phải đánh giá được sự cần thiết, đánh giá và dự báo được sự tác động, tính khả thi ... của văn bản là nghĩa vụ bắt buộc của các cán bộ ban hành, vậy mà vẫn ban hành ra những văn bản mà gần 100% người dân đều phản đối. (phần còn lại ủng hộ chắc là những người đã ban hành văn bản). Nếu xác định lỗi theo luật hình sự, thì kiểu gì cũng sẽ mắc phải 1 trong 3 lỗi hoặc do cẩu thả / quá tự tin / mặc kệ hậu quả mà đã ban hành các văn bản này.

Có lỗi, có thiệt hại, phải chịu trách nhiệm là đương nhiên. Nếu thăm dò ý kiến thì tôi tin rằng tỷ lệ đề nghị các vị này phải chịu trách nhiệm cũng ngang với tỷ lệ phản đối các văn bản này. Nhưng tôi chưa thấy ông nào mất chức / "thăng chức", hay ông nào phải bỏ tiền túi ra đền.

Vậy là cớ làm sao ?

  •  6639
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…