DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bán hàng rong cũng phải sử dụng hóa đơn?!

Đây là một trong những quy định bắt buộc đối với người bán hàng rong nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bán hàng rong

Cụ thể, theo dự thảo Nghị định quy định điều kiện SXKD, quảng cáo và kiểm nghiệm thực phẩm và chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế thì người bán hàng rong cần phải làm những điều sau:

- Các loại nguyên liệu, phụ gia, bao bì…dùng để chế biến, chứa đựng thực phẩm đều phải có hóa đơn, chứng từ để chứng minh rõ ràng xuất xứ, nguồn gốc.

- Người bán hàng phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gang và khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống dùng ngay thì phải sử dụng găng tay dùng 1 lần.

- Bố trí nơi bán ở bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm hay trên lề đường phải cách biệt các nơi ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

- Các phương tiện để bán rong này phải được đặt trong tủ kính, bảo quản thức ăn, đồ uống vệ sinh và chống được bụi, bẩn, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

- Nước dùng để chế biến đơn giản đối với thức ăn này phải đủ số lượng và phù hợp QCVN về chất lượng nước uống.

- Có đủ các dụng cụ, trang thiết bị để chế biến đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ và nơi đựng thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất tối thiểu 60 cm và phải có thùng đựng rác, bao đựng rác tránh ô nhiễm xung quanh.

Lưu ý: Những người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định thì không được bán hàng rong.

Các gánh hàng rong không cần phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận điều kiện đảm bảo ATTP.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định này cũng quy định các điều kiện đảm bảo ATTP đối với các cửa hàng kinh doanh thức ăn, nước uống khác như:

- Chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, bán hàng phải có Giấy xác nhận tập huấn ATTP.

- Những người này cũng phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe. Riêng đối với các vùng có dịch tiêu chảy thì ngoài việc khám sức khỏe này còn phải được cấy phân. Trường hợp phát hiện âm tính thì mới được tiếp tục chế biến thực phẩm.

- Người chế biến phải có trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đeo khẩu trang và dùng găng tay chuyên dùng, đeo khẩu trang, đồng thời giữ móng tay ngắn, không đeo nhẫn, đồng hồ và không hút thuốc…

Xem chi tiết tại dự thảo Nghị định quy định điều kiện SXKD, quảng cáo và kiểm nghiệm thực phẩm và chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, tổ chức kiểm tra nhà nước về ATTP đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế tại file đính kèm bên dưới.

  •  6177
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…