DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Bản án sẽ được công khai

Hệ thống pháp luật Common Law (Anh – Mỹ) đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán, hay còn gọi là hệ thống pháp luật tập quán. Nên những quốc gia thuộc hệ thống này coi trọng án lệ (precedents/ judge made law), án lệ được xem là quả tim bơm máu cho hệ thống tư pháp hoạt động một cách suôn sẻ. Nên bản án được công khai nhằm các cấp tòa biết để làm chuẩn mực xét xử, cũng như để người dân “giám sát” hoạt động của tòa.

Đối với hệ thông pháp luật Civil Law (Châu Âu lục địa) là hệ thống pháp luật thành văn, ít chú tâm đến án lệ; nên việc công khai bản án hay không phụ thuộc vào ý chí của cơ quan quyền lực. Việt Nam là nước theo hệ thống pháp luật Civil Law nên việc công khai bản án không mang tính bắt buộc.

Tuy nhiên, việc công khai bản án là vô cùng quan trọng và tác động tốt đến hệ thống tư pháp nước nhà. Bởi những lý do sau:

Một là, tòa án cấp dưới có thể tham khảo bản án của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết chuẩn xác;

Hai là, nhân dân biết được nội dung bản án để từ đó bình luận, đánh giá và tìm ra những thiếu sót trong bản án. Như vậy, nhân dân sẽ là người giám sát trực tiếp phán quyết của tòa;

Ba là, dưới cặp mắt giám sát của nhân dân người đưa ra phán quyết phải cẩn trọng, công tâm hơn. Nên sẽ tránh được tính bất cập, không công bằng trong bản án của tòa.

Mặt khác, Việt Nam đã nhìn nhận được những mặt tích cực của án lệ nên đã thay đổi tư duy. Cụ thể, Tòa án nhân dân tối cao đã phê duyệt quyết định phát triển án lệ tại Quyết định 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012. Nên việc công khai bản án là điều vô cùng cấp thiết hiện nay.

Ngày 22/4/2010 cổng thông tin điện tử của TAND tối cao được khai trương, người dân có thể tra cứu được các quyết định giám đốc thẩm. Nhưng tất cả chỉ dừng ở đó, với tổng số 498 Quyết định giám đốc thẩm; còn bản án thì vẫn là “án binh bất động”. Trong khi lượng bản án rất lớn, người dân rất muốn biết để tham gia vào công cuộc giám sát hoạt động của hệ thống tư pháp nước nhà. Chỉ tính án sơ thẩm từ năm 2006 đến 2012 cả nước đã lên một con số khổng lồ là 1.669.509 bản án. Nhưng hiện nay trên các trang mạng chỉ có được vài trăm bản án, con số này chiếm chưa đến 0.1 phần nghìn số bản án trên thực tế.

 

Năm

Hình sự

Dân sự

HN&GĐ

Kinh tế

Lao động

Hành chính

Tổng cộng

2006

60703

63079

64058

1978

760

717

191295

2007

60483

78528

70204

3783

962

997

214957

2008

63040

74562

66347

4748

1634

819

211150

2009

65462

79600

89609

6574

1634

869

243748

2010

55221

73191

97627

6879

2325

976

236219

2011

60925

81438

115331

8418

2043

1236

269391

2012

67369

85853

130860

11995

2838

3834

302749

Tổng số: 1.669.509 Bản án sơ thẩm

Rất mong Chính phủ cần có quyết sách phù hợp để đưa bản án đến nhân dân, nhằm làm minh bạch quá trình xét xử. Có thể bằng hình thức vốn Chính phủ, viện trợ hoặc tư nhân trong quá trình công khai bản án. 

  •  4530
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…