DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Những điều cần biết khi học môn Dân sự

>>> Phân biệt thế chấp và cầm cố

>>> Bộ luật dân sự 2015: Toàn bộ điểm mới

>>> So sánh hợp đồng dân sự vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng dân sự

>>> So sánh việc dân sự và vụ án dân sự

>>> Toàn văn điểm mới Bộ luật tố tụng dân sự 2015

>>> Từ 01/01/2017, người dân được quyền kiện dù chưa có luật quy định

>>> Phân biệt ủy quyền và chuyển quyền

>>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

>>> Ủy thác và ủy quyền: khác nhau chỗ nào?

>>> Sự khác nhau giữa phiên tòa dân sự và phiên tòa hình sự

>>> Phân biệt hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự ?

>>> Phân biệt thời hạn và thời hiệu

>>> So sánh Ký cược và kỹ quỹ trong giao dịch bảo đảm

>>> Những trường hợp không được ủy quyền

>>> Mức trần các khoản bồi thường thiệt hại của Nhà nước

>>> Toàn bộ các loại thời hiệu

>>> Những vấn đề liên quan đến hợp đồng tại BLDS 2015 và Luật thương mại 2005

>>>  Thế nào là trái với đạo đức xã hội?

>>> Trường hợp nào ủy quyền phải công chứng?

>>> Những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản

>>> Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015

Ngành luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống luật của Việt Nam, có đối tượng điều chỉnh rất rộng từ các mối quan hệ xã hội hợp đồng, gia đình, kinh doanh, ngoài hợp đồng… Đối với các bạn sinh viên đam mê ngành luật thì việc nắm rõ các nguyên tắc, quy định của luật dân sự là rất quan trọng cho nghề nghiệp sau này.

 

Hiện nay, các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam đều đào tạo sinh viên các kiến thức về môn Dân sự, để có nền tảng vững vàng cho việc chuyên sâu cho việc nghiên cứu các môn luật chuyên ngành. Các bạn sinh viên cần biết một số điểm sau đây để học tập môn Dân sự tốt hơn nhé:

 

1) Giáo trình, sách chuyên khảo chỉ mang tính chất tham khảo:

 

Có một số bạn sinh viên có một ý nghĩ nhầm lẫn và cực kì không tốt là việc học môn Dân sự luôn luôn nghe theo ý của giáo trình hay sách chuyên khảo. Nếu bạn “lỡ” nghĩ như vậy thì tốt nhất là bạn nên bỏ ngay đi. Học luật và làm luật mà nói thì mỗi người sẽ hiểu, sẽ diễn đạt khác nhau về một vấn đề cụ thể nào đó và sách giáo trình, chuyên khảo cũng là ý kiến của tác giả, khó tránh khỏi một số chỗ chủ quan nên cần tỉnh táo và tìm hiểu rõ hơn chứ đừng chạy theo những gì trong sách viết nhé.

 

Tốt hơn là việc trang bị cho mình Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn, liên quan kết hợp với giao trình, sách chuyên khảo để hiểu rõ hơn tinh thần điều luật muốn truyền đạt nhé.

 

2) “Việc dân sự cốt ở đôi bên”:

Dân sự hiểu đơn giản là quan hệ xã hội giữa các chủ thể có địa vị pháp lý ngang nhau cùng nhau xác lập một quan hệ dân sự nên họ hoàn toàn bình đẳng, không ai hơn hay kém bên kia cả.

 

Pháp luật dân sự hoàn toàn tôn trọng thỏa thuận của các bên khi xác lập quan hệ dân sự, trừ một số trường hợp pháp luật phải quy định cụ thể để bảo đảm quản lý, tránh tình trạng các bên lợi dụng thỏa thuận để trục lợi ví dụ như Hợp đồng mua bán nhà, đất phải được lập thành văn bản có công chứng.

 

Có rất nhiều điều luật trong Bộ luật dân sự 2015 có quy định mở rộng là trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác nhằm tôn trọng ý chí các bên.

 

3) Luôn tỉnh táo khi làm đề thi Dân sự:

Các vấn đề dân sự là cực kì phức tạp nhưng ở cấp bậc sinh viên thì giảng viên chỉ đưa ra các trường hợp đơn giản, không lắt léo như thực tên. Tuy nhiên, các bạn đừng có chủ quan mà bỏ qua ngay cả một chi tiết nhỏ nhất trong khi làm bài kẻo lại phải tiếc nuối “chịu chi” cho việc cải thiện hay học lại đấy.

 

Pháp luật dân sự tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà có hướng giải quyết khác nhau và việc bỏ qua bất cứ chi tiết hay dự liệu các trường hợp khác là điều cực kì cấm kị đấy. Ví dụ như bạn gặp tình huống về một người gây ra thiệt hại ngoài hợp đồng thì cứ đinh ninh buộc người đó bồi thường thiệt hại thì cẩn thận kẻo lại bị dính “bẫy” nếu lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường đấy.

 

Lời khuyên chân thành là phải luôn tỉnh táo, không bỏ qua chi tiết nào hay suy diễn thêm nhiều chi tiết thừa.

 

4) Dân sự rất rộng cho nên đừng học dàn trải mà hãy tập trung mục tiêu của mình:

Như trình bày ở trên, pháp luật dân sự điều chỉnh rất rộng mối quan hệ trong xã hội nên khi còn học trên ghế nhà trường thì các bạn nên tập trung cho định hướng ban đầu của mình hơn là lật từng trang luật đọc hết điều này đến điều khác. Nói như vậy không có nghĩa cổ xúy các bạn chỉ đọc một vấn đề nhất định mà bỏ hẳn các mảng khác. Các điều luật là liên kết, là đan xen hỗ trợ nhau nên không thể tách rời ra được nhưng việc tập trung nghiên cứu chuyên đề mình thích, hỗ trợ sau này sẽ giúp các bạn bớt chán nản, tạo thói quen tự nghiên cứu cho bản thân.

Kinh nghiêm là khi đọc luật nên ghi chú các vấn đề quan trọng và tìm hiểu xem có văn bản nào quy định chi tiết hay hướng dẫn thi hành hay không để nắm rõ tinh thần điều luật. Các bạn có thể tham khảo sách, giáo trình hay ý kiến giảng viên nếu có vấn đề chưa rõ.

“Hãy cứ đam mê, hãy cứ dạ khờ”, đam mê và có định hướng từ sớm sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thứ đấy.

  •  43979
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…