DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Áp trần cho lãi suất vay tín chấp?

>>> Vay tín chấp cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo quyền lợi

Vay tín chấp là gì?

Trong phạm vi của bài viết tác giả sử dụng khái niệm vay tín chấp là một loại hình vay được đảm bảo bằng sự tín nhiệm, người vay không cần phải thế chấp tài sản. Các khoản vay tín chấp thường có giá trị không lớn, giao động khoảng từ vài chục đến vài trăm triệu.

Mức lãi suất cho vay tín chấp là bao nhiêu?

Mức lãi suất cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời gian trả, giá trị khoản vay, các điều kiện để cho vay.

Có thể chia ra thành hai nhóm

+ Vay tín chấp tại các ngân hàng thương mại: thường điều kiện vay hơi khó khăn, kèm theo có yêu cầu về mức thu nhập của người vay, nhưng kèm theo là mức lãi suất ưu đãi và giá trị khoản vay lớn hơn so với các công ty tài chính. Mình có làm lại một bảng về lãi suất tại một số ngân hành để mọi người tham khảo.

Ngân hàng

Mức lãi suất  (năm)

Lienvietpostbank

13.5%

Techcombank

14%

VPbank

25%

Citibank

18%

Maritimebank

20%

Standard Chartered

16%

Vietcombank

15,6%

Vietinbank

12%

 
(Tham khảo dựa trên Taichinh.Online)

+ Vay tại các công ty tài chính: điều kiện cho vay dễ dàng, thủ tục vay và thời gian giải ngân rất nhanh chóng nhưng thường khoản vay có giá trị nhỏ hơn và lãi suất cho vay cao so với khoản vay tại các ngân hàng. Lãi suất tại các công ty tài chính cao hơn so với lãi suất bên trên. Mức dao động có thể từ 30-80%/năm.

Quy định của pháp luật về lãi suất vay tín chấp

1. Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS)

Điều 468 Bộ luật Dân sự có quy định về lãi suất vay như sau:

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy theo BLDS cho vay (không phân biệt cho vay có tài sản thế chấp hay không) thì nếu mức lãi suất quá 20%/năm sẽ là không đúng theo quy định của pháp luật.

2. Quy định về xử phạt hành chính

Tại Điểm d, Khoản 3, Điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP phạt tiền 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với hành vi: “Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”.

Hiện nay theo quy định Khoản 1, Điều 1, Quyết định 1424/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện này là 6.25%/năm. Vậy với lãi suất lớn hơn 9.375%/năm sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên cần lưu ý kỹ đây là quy định về lãi suất cơ bản khi cho vay tiền có tài sản cầm cố nhưng ở đây vay tín chấp không có cầm cố tài sản nên không thể áp dụng quy định để xử phạt. Vậy qua hai quy định trên ta vẫn chưa thấy quy định nào về xử phạt khi cho vay tín chấp với lãi suất cao

3. Quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS)

>>> Như thế nào là cho vay nặng lãi, mức xử phạt ra sao?

Căn cứ Điều 201, BLHS và Điểm i, Khoản 2, Điều 2 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Vậy với mức lãi suất 100%/năm trở lên (>8.33%/ tháng) thì bên cho vay mới bị phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mức lãi suất cho vay là do hai bên thỏa thuận và vào thời điểm hiện tại chỉ có quy định về hình sự là có xử lý hành vi cho vay nặng lãi, với mức lãi suất trên 100%/năm. Vậy bên cho vay có thể hoàn toàn áp dụng mức lãi suất 80 – 90%/năm, chỉ trong trường hợp khởi kiện ra tòa thì phần lãi vượt quá mới bị tuyên vô hiệu, còn nếu không thì người vay sẽ phải chấp nhận mức lãi cao ngất ngưỡng đó.

Người đi vay tín chấp thường là người có thu nhập không cao mà còn phải chịu với mức lãi suất nêu trên thì thật là bất lợi. Do đó theo ý kiến tác giả cần sớm có quy định rõ ràng của pháp luật về mức lãi suất cho vay tín chấp, không quá thấp đủ để chi phí hoạt động của bên cho vay nhưng cũng không quá cao như tình trạng thả nỗi hiện nay.

  •  5344
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…