DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Án lệ Việt Nam và án lệ nước ngoài khác nhau như thế nào?

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu từ ngày 01/01/2017 có quy định mới về việc cho phép áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp nhưng các quy định vẫn còn khái quát, chưa chi tiết về án lệ. Cho nên bài viết này sẽ cho các bạn hiểu thêm vấn đề này.

Án lệ, trong tiếng Anh là “precedent” bắt nguồn tự hệ thống thông luật (Common law), được hình thành do Tòa án trong quá trình xét xử đưa ra những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định từ các vụ việc cụ thể (case law) và các bản án, quyết định này được xem là tiền lệ để các thẩm phán sau đó chiếu theo trong trường hợp tương tự.

Cơ sở để hình thành án lệ chính là những “lỗ hỏng” trong văn bản pháp luật. Khi tồn tại những khiếm khuyết này, thẩm phán sẽ dựa trên tình tiết thực tế của vụ việc và quy định pháp luật xem là hợp lý để đưa ra phán quyết mang tính mới. Sau đó, Tòa án nhân dân tối cao sẽ công bố các bản án, quyết định này là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự sau này.

Trong điều kiện hệ thống pháp luật nước ta chưa được hoàn thiện, thường xuyên thay đổi theo chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước và quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc đưa ra các án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự giúp giảm thiểu vấn đề điều chỉnh văn bản luật thường xuyên, phù hợp với thực tiễn ngày càng phức tạp, vượt ra khỏi dự liệu của các nhà làm luật.

Để biết thêm chi tiết về các án lệ được Tòa án công bố áp dụng ở Việt Nam, các bạn có thể tham khảo tại Nội dung án lệ.

Quy định về án lệ ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện và cách áp dụng không giống như các quốc gia thuộc hệ thống Common law (tiêu biểu là Anh – Mỹ), dưới đây là một vài so sánh để chúng ta phân biệt rõ hơn về quy định này:


 

Việt Nam

Các nước thuộc Common law

Tính bắt buộc áp dụng

Không bắt buộc áp dụng như quy định trong văn bản luật mà chỉ khi đáp ứng điều kiện: 

(i) Có sự tương đồng hoặc tương tự về các tình tiết khách quan cơ bản của vụ việc dân sự trong vụ việc đang giải quyết và trong án lệ

(ii) Vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý cũng tương đồng hoặc tương tự như án lệ

Án lệ được xem như nguồn luật có tính áp dụng bắt buộc cho mọi vụ việc.

Các bước hình thành án lệ

Tòa án lựa chọn các bản án, quyết định, đề xuất ý kiến và biểu quyết thông qua để hình thành án lệ

Bước 1: Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành án lệ.

Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ.

Bước 3: Chủ tịch Hội đồng tư vấn đề xuất ý kiến lựa chọn án lệ

Bước 4: Biểu quyết thông qua

Số lượng: Hiện nay có 10 án lệ

Tòa án được giao trọng trách làm hệ thống án lệ, đưa ra định hướng vụ việc tương lai và có giá trị với Tòa án thấp hơn.

Bước 1: Tòa án có thẩm quyền ban hành án lệ xem xét bản án cấp dưới và chọn ra bản án phù hợp

Bước 2: Công bố áp dụng án lệ rộng rãi

Bước 3: Ghi chép án lệ vào tập văn bản

Số lượng: phong phú, đa dạng

 

Các bộ phận của một án lệ:

 

- Nguồn của án lệ: Ví dụ như Quyết định giám đốc thẩm số 08/2014/HC-GĐT ngày 19-8-2014.

- Nội dung án lệ: Đưa ra các tình tiết khách quan của án lệ để các bản án, quyết định sau này so sánh áp dụng

- Nội dung vụ án cụ thể dùng để làm án lệ.

- Hướng dẫn pháp lý có tính định hướng cho vụ việc tương tự

- Tên của vụ án: Tên vụ án là tên nguyên đơn và tên bị đơn của vụ án (thường viết nghiêng)

- Năm tòa án ra phán quyết đối với vụ án: được ghi liền sau tên của vụ án khi trích dẫn, năm ra phán quyết phải cho vào ngoặc đơn

- Số tập văn bản của văn bản ghi chép án lệ

- Tên viết tắt của văn bản ghi chép

- Số thứ tự trang đầu tiên của văn bản ghi chép lại vụ án

Ví dụ: R. V. Elizabeth Manley, [1933] 1 KB 529

 

Nguyên tắc áp dụng án lệ

- Án lệ có giá trị thấp hơn các văn bản luật, nghị quyết, nghị định.

- Theo Điều 8 Nghị quyết số 03/2015 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao thì:

+ Khi áp dụng án lệ phải xem xét tính tương đồng trong tình huống đang xét xử và trong án lệ.

+ Khi giải quyết buộc phải như nhau nếu áp dụng án lệ

+ Yêu cầu, tình tiết có tính pháp lý của các bên phải tương tự như trong án lệ

- Án lệ có giá trị như quy định của pháp luật

- Án lệ được xem là nguồn luật dùng để điều chỉnh nhiều vấn đề trong xã hội

- Áp dụng linh hoạt, mềm dẻo dựa trên tinh thần án lệ Ví dụ như án lệ Macloughlin kiện O’Brian (chi tiết bên dưới)

Hủy bỏ án lệ

Điều 9 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP quy định trường hợp án lệ bị bãi bỏ:

- Trường hợp do sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì án lệ đương nhiên bị hủy bỏ.

- Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp nhưng chưa có quy định mới của pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm xem xét huỷ bỏ án lệ.

- Bảo vệ công lý chính đáng

- Phán quyết trong án lệ là sai.

Hiệu lực với thời gian

Án lệ càng mới càng có giá trị áp dụng, giải thích.

Xây dựng trên nguyên tắc hiệu lực bất kể thời gian: Yếu tố thời gian không thể làm mất đi tính hiệu lực của các tiền lệ. heo nguyên tắc này, những phán quyết của các tòa án cách đây hàng trăm năm cũng vẫn có giá trị cho các thẩm phán sau này vận dụng để ra quyết định cho một vụ án tương tự; ở hệ thống thông luật, án lệ càng lâu càng có sức thuyết phục, và giá trị.


1. Án lệ ở nước Anh: R. V. Elizabeth Manley, [1933] về tội “Làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng”. Vụ án xảy ra vào năm 1933, liên quan đến cô Elizabeth Manley khi cô này trình báo với cảnh sát là bị mất trôm. Tuy nhiên, sau khi điều tra, cảnh sát đã kết luận vụ việc trên là không có thật và Tòa án đã kết tội cô Elizabeth với tội danh “làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng”. Tội danh này không có quy định trong luật, Tòa đưa ra hai lý do: (i) đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt giữ; (ii) tốn thời gian và công sức của lực lượng chức năng; và sau đó công bố hình thành án lệ.Để rõ hơn thì chúng ta có một số án lệ của nước ngoài dưới đây và xem chúng được hình thành, áp dụng có khác với án lệ Việt Nam không?

2. Án lệ Macloughlin kiện O’Brian khi ông này lái xe bất cẩn đã làm chết chồng và con bà trong một vụ tai nạn giao thông, đòi bồi thương về vật chất và tinh thần. Đến năm 1987, bà Attia kiện British Gas năm 1987 khi bà Attia kiện công ty bồi thường thiệt hại so hành vi bất cẩn của công ty làm cháy ngôi nhà của bà và Tòa phúc thẩm Anh khi xử vụ này đã dựa trên án lệ vụ kiện Macloughlin – O’Brian để tuyên bà Attia thắng kiện. Điều đáng nói là một bên là cái chết của chồng, con và một bên là ngôi nhà bị cháy; hai sự việc dường như khác xa nhau nhưng quan điểm của Tòa là cả hai đều chịu cú sốc khi chứng kiến những gì quan trọng với mình mất đi.

Có thể thấy án lệ nước ngoài, đặc biệt là nước thuộc hệ thống thông luật được hình thành dễ dàng và có giá trị áp dụng lâu dài, bắt nguồn từ một vụ việc cụ thể cùng với hướng giải quyết hợp lý thì Tòa án có thẩm quyền công bố đó là án lệ để áp dụng cho các trường hợp tương tự sau này. “Tương tự” ở đây được dùng rất linh hoạt, không cần hòa toàn khớp với án lệ mà còn xem xét đến tinh thần của bản án và từng tình huống cụ thể.

Chúng ta có thể so sánh với một án lệ của Việt Nam, án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”: Theo đó, nếu người Việt Nam định cư nước ngoài đã bỏ tiền ra nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người trong nước đứng tên giùm thì khi có tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức của người đứng tên hộ hoặc nếu không thể xác định rõ công sức của họ thì xem như giá trị chênh lệch tăng thêm so với giá gốc được chia đều cho cả hai bên.

Ở đây, án lệ này được hình thành từ việc có nhiều tranh chấp như vậy diễn ra và Tòa án bối rối khi không có một hướng giải quyết thống nhất; suốt một thời gian dài không có sự đồng bộ trong phán quyết chứ không phải như Tòa án nước ngoài lấy bản án và lập luận của Thẩm phán để hình thành án lệ áp dụng lập tức. Thêm vào đó, việc áp dụng linh hoạt, tùy từng tình huống khi án lệ trên không nhắc đến việc tính tương ứng số tiền lúc trước nhận chuyển nhượng so với thời điểm hiện tại, Thẩm phán sẽ là người cân, đo, đong, đếm để đưa ra một phán quyết hợp lý.

  •  16141
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…