DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Án 4 năm tù cho trùm bảo kê chợ đầu mối Long Biên

         Thực trạng bảo kê không mới, đây là vấn đề xảy ra nhiều năm qua, ở không ít địa phương, ở không ít lĩnh vực và với nhiều mức độ khác nhau. Nhưng gần đây chủ đề “bảo kê chợ” lại trở nên nóng sốt và từ khóa “Trùm bảo kê chợ đầu mối Long Biên” trở thành từ khóa tìm kiếm nổi bật trên google.

            Lý do làm nên cơn sốt này trên trong cộng đồng gần đây là bởi vụ bảo kê chợ đầu mối Long Biên do Nguyễn Kim Hưng (còn gọi là Hưng “Kính”) đã cùng đàn em của mình trong đội bốc dỡ khủng bố tinh thần, cưỡng đoạt tiền của tiểu thương đã phơi trần sự thật bảo kê tại các chợ ở Việt Nam.

            Suốt một thời gian dài các tiểu thương ở chợ bị bốc lột thế nhưng không ai dám nói một lời, cho đến ngày 10/8/2018, chị Nga và anh Hà (nạn nhân của Hưng “Kinh”) gửi đơn đến cơ quan công an tố cáo hành vi cưỡng đoạt tài sản của Hưng cùng đồng bọn.

           Sau gần một năm điều tra và xét xử, sáng nay ngày 26/7/2019 TAND Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Kim Hưng (Hưng "Kính", 56 tuổi, tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên) án bốn năm về tội Cưỡng đoạt tài sản. Đồng phạm Nguyễn Hữu Tiến (49 tuổi) bị phạt ba năm; Lê Thanh Hải (56 tuổi), Nguyễn Mạnh Long (57 tuổi), Dương Quốc Vương (51 tuổi) mỗi người nhận ba năm sáu tháng tù.

           Thực tế thì có rất nhiều chợ ở Việt Nam vẫn tổn tại chế độ bảo kê độc tài và áp bức tiểu thương trong chợ, làm cho các tiểu thương không thể an tâm buôn bán cũng như tình hình phức tạp, hỗn loạn khiến người tiêu dùng tránh né, hạn chế đến chợ và làm giảm thiểu sức mua ảnh hưởng trực tiếp đến công việc buôn bán của các tiểu thương. Vụ Hưng “Kính” chỉ là một điển hình được các tiểu thương sau nhiều năm bị đàn áp vùng đứng lên đòi lại công bằng, thế còn những chợ khác phải chăng các tiểu thương vẫn còn chịu được nên cam chịu để buôn bán yên ổn?

           Qua đây ta thấy: Bảo kê là một hình thức cưỡng đoạt tài sản, là tội phạm cần ngăn chặn, nhưng vấn đề đặt ra là vì sao hoạt động bảo kê vẫn tồn tại, dù không khó để phát hiện?

 

  •  1297
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…