DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc chị Thiệt bị án oan 2 năm?

Ngày 23-3-2015, Công an tỉnh Cà Mau quyết định đình chỉ điều tra vụ án, điều tra bị can và đề nghị Viện KSND tỉnh Cà Mau hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với Thiệt.

Theo hồ sơ vụ việc, tháng 6-2011, Thiệt sang quốc gia Malaysia làm công. Tháng 2/2013, chị Thiệt về thăm quê chồng ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh.Tại đây, Thiệt gặp cháu chồng tên Mai cùng 2 người quen là Trinh và Hoa. Do có quen một người tên Tát ở Malaysia nhờ tìm phụ nữ Việt Nam giới thiệu qua Malaysia làm việc ở nhà hàng nên Thiệt mở lời và cả 3 đều đồng ý ra nước ngoài làm việc. Một tháng sau, Thiệt cùng Mai,Trinh, Hoa lên TP HCM gặp người quen của Tát. Người này trả cho Thiệt 2,5 triệu đồng nhưng trừ chi phí ăn uống, đi lại nên Thiệt còn thực nhận 1,3 triệu đồng.

Ngày 6-3-2013, Mai - Trinh - Hoa đến Malaysia.Ngay tối hôm đó, Mai gọi điện thoại về nhà kêu cứu, nói bị ép bán dâm 3 lần. 6 ngày sau, Mai về nước rồi cùng gia đình đến Công an tỉnh Cà Mau tố cáo bị Thiệt bán ra nước ngoài.

Ngày 8-4-2013, Công an tỉnh Cà Mau khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Kim Thiệt về hành vi mua bán người. 4 ngày sau đó, Thiệt bị bắt tạm giam. Tháng 7-2014, TAND tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Thiệt 6 năm tù về tội mua bán người, thu lợi bất chính 1,3 triệu đồng.Khi đó, Thiệt còn bị buộc bồi thường thiệt hại cho một cô gái với số tiền 17,5 triệu đồng.

Thiệt kháng cáo kêu oan. Ngày 29/10/2014, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM tuyên hủy án sơ thẩm. Theo cấp phúc thẩm, án sơ thẩm chưa làm rõ việc mua bán, trao đổi, giá cả, lợi nhuận như thế nào giữa bên bán với bên mua. Số tiền Thiệt thu lợi bất chính cũng cần được làm rõ. Ngày 28-11-2014, Viện KSND tỉnh Cà Mau trả hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra cùng cấp. Ngày 19/3, thượng tá Ngô Tấn Quốc, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Cà Mau, ký kết luận điều tra, xác định tổng số tiền Thiệt chi thực tế là 2,9 triệu đồng. Như vậy, trừ 2,5 triệu đồng mà Tát đưa, thiếu phụ lỗ 400.000 đồng. Đồng thời, đề nghị làm rõ việc người tố cáo có mâu thuẫn gì khác với bị cáo trước khi tố cáo hay không. Bởi vì chỉ có Mai tố cáo, còn Trinh và Hoa thì cho biết sang Malaysia làm thuê bình thường.

Ngày 23-3-2015, Công an tỉnh Cà Mau quyết định đình chỉ điều tra vụ án, điều tra bị can và đề nghị Viện KSND tỉnh Cà Mau hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với Thiệt.

Ngày 26-3-2015, Nguyễn Kim Thiệt (29 tuổi, ngụ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau), cho biết cô vừa được thả ra khỏi trại tạm giam Công an tỉnh Cà Mau. Công an tỉnh này cũng trao cho cô quyết định đình chỉ điều tra bị can, xác định Thiệt không phạm tội mua bán người.

 

Sau đây là nội dung trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Văn phòng NewVision Law), về vụ việc này như sau:

1.      Về viêc xác định tội danh của chị Thiệt:

Điều 119 về Tội mua bán người - Bộ luật hình sư quy định:

1.    Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2.    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:

a) Vì mục đích mại dâm;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Để đưa ra nước ngoài;

đ) Đối với nhiều người;

e) Phạm tội nhiều lần;

3.    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

 

Việc chị Thiệt có bị buộc tội hay không cần phải dựa trên kết quả điều tra kỹ càng về nhiều phương diện. Trong khi mua bán người, mua bán trẻ em là cả một quá trình bao gồm một chuỗi hành vi từ tuyển dụng đến vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và cuối cùng là tiếp nhận. Quy định hiện hành dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc phát hiện, điều tra, xử lý loại tội phạm này.

Ngoài ra, Điều 119 BLHS hiện hành không quy định thủ đoạn, phương thức mà người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi đó đây là yếu tố quan trọng giúp phân biệt giữa tội mua bán người với tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép, chứa mại dâm, môi giới mại dâm… hay phân biệt với một số hành vi không phải là tội phạm như môi giới kết hôn, môi giới lao động, môi giới nhận nuôi con nuôi...

 

2.      Ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc chị Thiệt bị án oan 2 năm, thưa Luật sư ?

Trong bất cứ trường hợp nào, nếu đã để xảy ra oan sai thì trách nhiệm đều là của Tòa án. Trong vụ án này, Cơ quan Tòa án có thiếu sót ngay trong công tác tố tụng là chỉ tập trung vào công tác thu thập các lời khai của đối tượng gây án, của người bị hại, của nhân chứng mà chưa đề cập nhiều đến vấn đề quan trọng về mặt chứng cứ.

 

3.      Chị Nguyễn Kim Thiệt có khả năng được bồi thường thiệt hại do oan sai hay không, thưa Luật sư ?

Theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước, nếu Hội đồng thẩm phán TANDTC xác định chị Thiệt không phạm tội, Toà phúc thẩm TANDTC sẽ phải có trách nhiệm tiến hành việc thoả thuận bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự cho chị. Chị Thiệt cũng có quyền đòi cơ quan tố tụng phải bồi thường do việc bị giảm sút sức khỏe của mình vì phải ngồi tù oan.

Khi xác định chị Thiệt bị oan, cơ quan tố tụng sẽ phải khôi phục danh dự cho ông Chấn bằng việc cải chính, xin lỗi công khai. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiệnbằng các hình thức như: Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.

Điểm a Điều 6 LTNBTCNN 2012 chỉ ra rằng người bị thiệt hại sẽ được nhà nước bồi thường khi có quyết định của CQNN có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường tại Điều 26 của Luật này. Thêm vào đó, Điều 26 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự quy định cụ thể tại khoản 2: “Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội”.

Và các thiệt hại thực tế này sẽ được xác định dựa trên cơ sở nguyên tắc bồi thường tại Điều 7 LTNBTCNN và các quy định cụ thể về thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại có thể được bồi thường tại chương V của LTNBTCNN.

Về nguyên tắc bồi thường, có ba nguyên tắc:

1) Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;

2) Tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ;

3) Được trả một lần bằng tiền, trừ TH các bên có thỏa thuận khác.

Về mức bồi thường cho thiệt hại thực tế mà người thiệt hại có thể được bồi thường có thể căn cứ trên các Điều 45, 46, 47, 49, 51 LTNBTCNN 2009.

Thực tế, trong nhiều trường hợp người bị oan chưa được tạo điều kiện về thủ tục, xác nhận giấy tờ làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Có vụ đã kéo dài nhiều năm nhưng chưa được giải quyết như các vụ: Ông Phan Vă Lá (Long An) đã 21 năm làm “bị can”; vụ Lương Ngọc Phi (Thái Bình) đã hơn 9 năm có kết luận bị oan… Nguyên nhân chậm bồi thường do các cơ quan tố tụng đùn đẩy trách nhiệm, việc lập hồ sơ bồi thường không chặt chẽ, kinh phí cấp bồi thường còn chậm, thủ tục rườm rà, phức tạp…

 

  •  4133
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…