DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ách tắc vì những “khoảng trống” của quy định về tội giao cấu với trẻ em

Thứ nhất, xét về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.

Tuy nhiên, mâu thuẫn trong các điều luật lại nằm ở chỗ, theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự 1999 “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù…”.

Như vậy, nếu người phạm tội 17 tuổi mà có hành vi giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã làm như thế nào?

Thứ hai, khi phân tích cụ thể để hiểu rõ nội dung trong điều khoản (Khoản 1 Điều 115 Bộ luật hình sự 1999) chúng ta hiểu rằng: bất cứ người nào là nam giới hoặc nữ giới cứ đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi giao cấu với trẻ em khác giới ở tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì đều phạm tội.

Vấn đề này cũng chính là bất cập, vướng mắc dẫn đến những nhận định khác nhau mà chúng ta cần phải đưa ra bàn luận để hạn chế những tranh cãi đó là chủ thể của tội phạm này được pháp luật quy định là “nam giới”,  tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều trường hợp trẻ em nam bị xâm hại, vậy chủ thể là “nữ giới” có được loại trừ ra hay không?

Thứ ba, tại điểm d khoản 2 Điều 115 Bộ luật hình sự 1999 lại quy định: “Làm nạn nhân có thai”,

Như vậy có phải các nhà làm luật đã mặc định ngầm quy định rằng người bị hại trong tất cả các vụ án về tội giao cấu với trẻ em bắt buộc là “nữ giới” ? Hay nói cách khác pháp luật sẽ chỉ xử lý tội phạm này khi chủ thể là “nam giới”?

Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta đều nhận ra điểm mấu chốt của những bất cập được quy định tại điều 115 Bộ luật hình sự 1999, nhận định theo từng khía cạnh thì những căn cứ đó đều phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, tuy nhiên lại không có sự thống nhất, đặc biệt là trong công tác xác định tội phạm.

 

  •  4457
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…