DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Ý kiến góp ý về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

Sau khi Cổng TTĐT Chính phủ đăng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư để lấy ý kiến nhân dân, một số luật sư, cán bộ tư pháp đã bày tỏ ý kiến góp ý về quy định đào tạo nghề luật sư, quyền của người tập sự, thủ tục tham gia tố tụng của luật sư… nêu trong dự thảo. Luật sư Phạm Xuân Dương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Luật Đại Việt, Hà Nội cho biết:

"Hiện nay đa số luật sư vừa tốt nghiệp ra trường vào công ty tập sự đều chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của công việc. Do vậy, việc phát triển đội ngũ luật sư về mặt số lượng không hẳn là vấn đề cấp bách, mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng cho đội ngũ này".

 

Luật sư Phạm Xuân Dương

Luật sư Phạm Xuân Dương đề nghị cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ luật sư để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công việc. Ảnh Chinhphu.vn

"Vì vậy việc dự thảo quy định kéo dài thời gian đào tạo là hợp lý. Bởi vì, những kiến thức lý luận chuyên môn, các luật  sư tuy đã được đào tạo bài bản từ chương trình cử nhân luật, nhưng vẫn cần phải nâng cao hơn nữa về mặt lý luận và  kinh nghiệm thực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu hành nghề. Do vậy, tôi đồng tình với việc kéo dài thời gian đào tạo   luật sư. Tuy nhiên, không nên rút ngắn thời gian tập sự mà vẫn nên giữ nguyên như quy định hiện hành", Luật sư Phạm Xuân Dương đề nghị.

Luật sư Trần Giáng Hương, Văn phòng Luật sư Tam Đa, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Yêu cầu đặt ra cho đào tạo   một luật sư là vừa đảm bảo bồi dưỡng sâu về kiến thức chuyên môn, vừa phải tạo điều kiện để người học nghề được   trang bị những kinh nghiệm thực tế. Những kỹ năng thực tế không đơn giản chỉ là nghe người khác nói lại mà cách   tiếp thu quan trọng và hiệu quả nhất là phải thường xuyên cọ xát với thực tiễn. Chính vì vậy, cần phải tăng thời gian   tập sự thực tế cho người tập sự luật sư mới là hợp lý".

Góp ý về chế độ tập sự hành nghề luật sư

Về chế độ tập sự hành nghề, luật sư Giáng Hương bày tỏ quan điểm đồng tình với quy định của dự thảo: “Người tập   sự  hành nghề Luật sư không được nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chỉ được thực hiện một số   công  việc cụ thể theo sự phân công của Luật sư hướng dẫn”. 

Luật sư Giáng Hương cũng cho rằng: Quy định này đã tạo điều kiện cho người tập sự hành nghề luật sư được trực tiếp  tham gia các công việc của luật sư hành nghề trong phạm vi nhất định, vừa bảo đảm cho khách hàng được cung cấp  dịch vụ pháp lý tốt nhất. Vì thực tế cho thấy, trừ một số người có tố chất nổi trội, còn đa phần năng lực đội ngũ luật  sư tập sự hiện nay chưa đáp ứng ngay được yêu cầu. Do đó người tập sự nghề Luật sư đòi hỏi phải yêu nghề, tự học  hỏi, tự rèn luyện, không được nóng vội, nếu mất uy tín 1 lần thì rất khó khôi phục lại.

Nhìn ở góc độ khác, ông Nguyễn Tuấn Anh, Sở Tư pháp tỉnh Hưng Yên cho rằng: Quy định người tập sự hành nghề Luật sư chỉ được theo Luật sư chính thức để học việc, chứ không được hành nghề với tư cách Luật sư ngay cả việc tham gia tố tụng tại các Tòa án cấp quận, huyện cần được cân nhắc kỹ hơn.

"Vì thực tế ở các tỉnh đang thiếu rất nhiều Luật sư để thực hiện các án chỉ định do các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu. Mà xu hướng hiện nay việc trưng cầu luật sư từ giai đoạn điều tra ngày càng nhiều do hoạt động cải cách tư pháp mạnh nhằm đảm bảo và hạn chế tối đa việc oan sai mà lực lượng luật sư tập sự này đã phát huy việc bào chữa chỉ định nhất là ở các quận, huyện. Mặt khác, nếu hạn chế hoạt động thực tế của luật sư tập sự thì cũng làm hạn chế khả năng thâm nhập thực tế của luật sư tập sự", ông Tuấn Anh giải thích.

Vì vậy, ông Tuấn Anh kiến nghị, dự thảo nên chia thời gian tập sự của luật sư thành các giai đoạn (có thể là 2 hoặc 3 giai đoạn) để người tập sự từng bước tích lũy kinh nghiệm. Sau một thời gian trải nghiệm thực tiễn, đến giai đoạn cuối của quá trình tập sự, người tập sự nghề Luật sư có thể được tham gia tố tụng tại các Tòa án cấp quận, huyện.

Đồng tình quy định cho phép giáo viên dạy pháp luật hành nghề luật sư

Ông Trương Ngọc Dinh, Tòa án nhân dân Thành phố Ninh Bình bày tỏ quan điểm đồng tình với quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật: “Người đang là cán bộ, công chức, viên chức, trừ viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật... thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư”.

Cùng quan điểm trên ông Nguyễn Tuấn Anh, Sở Tư Pháp Hưng Yên cho rằng: Tỷ lệ luật sư so với số dân ở Việt Nam còn thấp so với yêu cầu, do vậy cần phải phát triển đội ngũ này. Tuy nhiên, việc phát triển cần phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, chứ không thể thuần túy tính toán theo kiểu số học. Bởi vì, nghề luật sư là nghề đặc thù, không chỉ đòi hỏi vững về lý thuyết mà còn phải giỏi về thực hành, nghề này cũng cần phải có thời gian và kinh nghiệm thực tiễn để thẩm thấu năng lực, trình độ.

Do vậy, dự thảo chỉ nên cho phép người làm công tác giảng dạy pháp luật hành nghề luật sư để huy động tối đa chất xám và kinh nghiệm thực tiễn của những người là viên chức đang giảng dạy luật. Mặt khác quy định này còn giúp cho những người làm công tác giảng dạy, đào tạo có thêm kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp nói chung, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư theo tinh thần chiến lược đề ra.

Xin nhấn vào đây để xem toàn văngóp ý dự thảo.

Đức Mạnh – Trần Thơm thực hiện(Chinhphu.vn)

http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/luat-su-pham-xuan-duong-pgd-cong-ty-luat-tnhh-dai-viet-y-kien-gop-y-ve-du-thao-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-luat-su

 

  •  14068
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…