DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử phạt tình trạng đào vàng trái phép

Mới đây, Công an địa phương đã phá hủy nhiều thiết bị của những người đào vàng trái phép. Theo đó, người người dân không có giấy phép, chưa được sự đồng ý của cơ quan nhà nước đã ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép. Hành vi này được pháp luật quy định mức xử phạt như thế nào?

Qua thông tin trên các diễn đàn, được biết hàng chục cảnh sát môi trường, hình sự, kinh tế, cơ động và công an huyện đồng loạt truy quét các điểm khai thác vàng trái phép Thác Trắng, Đồi Sim, Suối Trang, Đập Thải, Suối Tre, Hố Lò 5, 6, 7, 10 và bãi Thầu Đâu, nhà máy Đỏ, Ngách Chụm, thuộc mỏ vàng Bồng Miêu.

Cụ thể, lợi dụng những mỏ vàng không được quản lý chặt chẽ nên người dân từ nhiều nơi kéo về đây tìm kiếm vận may. Tình trạng khai thác vàng trái phép khiến địa phương mất tài nguyên nhưng không thể thu thuế; đất đai bị đào bới, hóa chất, bùn thải ra môi trường không được xử lý, gây ô nhiễm. Lực lượng chức năng đã kiểm tra, ngăn chặn, nhưng tình trạng tái diễn.

Để nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về hành vi sai phạm trong việc khai thác vàng trái phép,các cơ quan chức năng đã phối hợp với chính quyền sở tại thường xuyên tổ chức tuyên truyền về những tác hại, nguy cơ rủi ro trong quá trình khai thác vàng, tình trạng ô nhiễm môi trường, môi sinh… Bên cạnh đó, là những biện pháp mạnh để xử lý nghiêm các chủ bãi tổ chức hoạt động khai thác vàng trái phép.

Khai thác khoáng sản trái phép là gì?

Theo Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 định nghĩa về khoáng sản thì: Khoáng sản là những khoáng vật, khoáng chất được tạo thành trong vỏ trái đất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí và được sử dụng trong công nghiệp, trong cuộc sống hàng ngày của con người.

Tại Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 cũng nêu rõ, cá nhân, tổ chức chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Điều này có nghĩa, các cá nhân, tổ chức chỉ được khai thác khoáng sản khi được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hợp pháp.

Từ những căn cứ trên có thể hiểu, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khai thác khoáng sản trái phép là hành vi vi phạm pháp luật, do đó cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý như thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp hành vi khai thác khoáng sản trái phép bị xử lý hình sự

Các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác khoáng sản trái phép còn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015. Hành vi này sẽ cấu thành tội trên nếu có đầy đủ 04 dấu hiệu pháp lý như sau: Mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ thể và khách thể.

Tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 cũng quy định cụ thể về mức phạt áp dụng với Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên:

Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt tiền từ 300 triệu – 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100 – dưới 500 triệu đồng;

- Khoáng sản trị giá từ 500 triệu – dưới 01 tỷ đồng;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%;

- Đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Mức phạt cao nhất cho Tội này là có thể phạt tiền đến 5 triệu đồng hoặc phạt từ đến 07 năm.

Xử phạt vi phạm hành chính

Cơ sở pháp lý của xử phạt hành chính về hành vi khai thác khoáng sản trái phép là Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Theo đó, tương ứng với mỗi trường hợp thì chế tài xử phạt cũng khác nhau. Có thể tham khảo tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

  •  900
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…