DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử phạt taxi "trá hình" quảng cáo vận tải trái luật

Vừa qua, nhiều phản ánh của người dân về việc đặt taxi truyền thống nhưng lúc sau lại nhận ra bị lừa vì khi tới đón là những chiếc taxi “trá hình” chặt chém.

Theo đó, chúng lợi dụng việc quảng cáo trên các trang mạng xã hội về các số hotline taxi truyền thống, hành vi “nhái” một cách trắng trợn và qua mặt được khách hàng nhằm trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy pháp luật quy định mức xử phạt đối với hành vi trên là gì? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Hiện trạng

Mới đây, một số trường hợp là chủ sở hữu của các website và đường link trên  Google, nhận đăng quảng cáo kinh doanh vận tải khách cho một số người mạo danh các hãng taxi truyền thống như: Mai Linh, Vinasun,...

Cụ thể, khi người dân muốn đặt xe đã lên Google để tìm số điện thoại taxi Vinasun để đặt, tuy nhiên hàng này lại điều đến một xe với biển số trắng, bề ngoài cũng không giống hãng xe này trước giờ. 

Chuyện không có gì đáng nói, đến khi các tài xế xe này đi lòng vòng, câu giờ và tính tiền chặt chém gấp mấy lần taxi truyền thống. 

Để ý trên các con xe này cũng không có đồng hồ báo cước mà khi tính tiền tài xế chỉ mở điện thoại và đọc số tiền mà khách phải trả. Theo đó, số tiền này khiến khách hoang mang khi mắc gấp mấy lần xe taxi truyền thống.

Trước tình trạng này, các nhà xe truyền thống cũng đã lên tiếng khi gặp khó khăn trong quá trình xử lý khiếu nại của khách hàng bởi lẽ các hãng xe giả mạo này link tràn lan trên mạng làm cho khách hàng không để ý và dễ mắc lừa.

Như vậy, đây là những hành vi vi phạm pháp luật cần có biện pháp xử lý nghiêm minh.

Xử lý hành vi quảng cáo vận tải trái quy định

Đối với hành vi giả mạo liên kết các hãng taxi truyền thống, quảng cáo vận tải trái quy định căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, hành vi quảng cáo vận tải trái quy định của các hãng taxi nhái này không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định.

Bên cạnh đó, Điều 36 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, như sau:

 Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.

Áp dụng, biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cụ thể đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 6 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi như sau: 

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi:

- Phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;

- Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 06 x 20 cm.

Được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe với kích thước tối thiểu là 12 x 30 cm. Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ "TAXI" cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” trên kính phía trước và kính phía sau xe;

- Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.

Xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền:

- Trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình;

- Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu, gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả.

Xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền):

- Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, hủy chuyến;

- Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số;

- Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.

  •  570
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…