DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử lý thế nào khi người lao động được phân công làm việc khác với thỏa thuận?

Trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, đôi khi người lao động có thể được điều chuyển đi làm công việc khác với công việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vậy có phải người lao động luôn luôn phải tuân theo sự thay đổi ấy hay không?

Cách xử lý khi bị chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng

Cách xử lý khi bị chuyển đi làm công việc khác với hợp đồng - Minh họa

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29  Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tạm thời chuyển người lao động (NLĐ) đi làm công việc khác so với hợp đồng trong những trường hợp sau:

Một là, do khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước.

Hai là, do nhu cầu sản xuất, kinh doanh cụ thể được ghi nhận tại nội quy lao động của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 Bộ luật này, nếu doanh nghiệp có từ 10 người trở lên thì nội quy lao động phải được đăng ký tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Nội quy có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi Sở nhận được hồ sơ hợp lệ.

Nếu doanh nghiệp sử dụng ít hơn 10 lao động thì nội quy không phải đăng ký và có hiệu lực theo quyết định của NSDLĐ.

Khoản 4 Điều 118 Bộ luật này nêu rõ, nội quy phải được thông báo cho NLĐ được biết. Ngoài ra, những nội dung chính phải được niêm yết (treo, dán) ở những nơi cần thiết tại công sở, trong đó có những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà phải điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng.

Theo quy định, trước khi điều động nhân sự đi làm việc khác với hợp đồng, NSDLĐ phải báo trước ít nhất 03 ngày làm việc cho NLĐ. Thông báo phải quy định thời hạn làm việc cụ thể, đồng thời công việc phải phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ.

Trong thời gian làm công việc khác, NLĐ được trả lương theo công việc đó. Nếu thấp hơn tiền lương trước đây thì ít nhất phải bằng 85% số cũ, nhưng không được ít hơn mức lương tối thiểu.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng hằng tháng như sau:

- Vùng I là 4.420.000 đồng;

- Vùng II là 3.920.000 đồng;

- Vùng III là 3.430.000 đồng;

- Vùng IV là 3.070.000 đồng.

Thời hạn điều chuyển không được vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong vòng 01 năm. Nếu nhiều hơn thì phải được NLĐ đồng ý bằng văn bản thì mới được thi hành. Nếu NLĐ không đồng ý thì được hưởng lương ngừng việc theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật này.

Trường hợp NSDLĐ cố ý ép buộc NLĐ làm việc khác với hợp đồng mà không thuộc những trường hợp đã nêu thì NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật này.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, NSDLĐ có hành vi tạm thời chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo trước 03 ngày làm việc; không thông báo rõ thời hạn làm tạm thời; hoặc, bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của NLĐ thì bị phạt tiền đến 6.000.000 đồng.

Nghiêm trọng hơn, theo điểm c khoản 2 Điều này, trường hợp tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác với hợp đồng nhưng không đúng lý do hoặc chưa nhận được sự đồng ý của họ (thời hạn chuyển đi vượt quá 60 ngày làm việc cộng dồn một năm) thì bị phạt tiền đến 14.000.000 đồng. 

  •  687
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…