DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử lý quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Mặc dù hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một hành vi bị nghiêm cấm, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn tại những đối tượng thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc làm ảnh hưởng đến những người lao động khác.

Tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 đã nhận diện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc với việc nêu ra định nghĩa về quấy rối tình dục. Theo đó, quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế đang làm việc theo thỏa thuận hoặc theo sự phân công của người sử dụng lao động. Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 còn có những quy định cụ thể doanh nghiệp phải ban hành nội quy bằng văn bản và đảm bảo có phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bên cạnh đó, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ra đời đã hướng dẫn xếp loại hành vi và trao quyền cho doanh nghiệp tự xây dựng nội quy, thủ tục xử lý nội bộ, hình thức kỷ luật với người quấy rối, bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm quy định chi tiết về các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc đối với người tố cáo sai sự thật tương ứng với mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Người lao động có hành vi vi phạm quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc đã được ghi nhận trong Nội quy lao động của công ty thì sẽ bị xử lý kỷ luật lao động tương ứng. Tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp được quy định và áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất là sa thải đối với người lao động thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Người bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc hoàn toàn có quyền khiếu nại về hành vi quấy rối tình dục đã xảy ra với mình được quy định cụ thể tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, quy trình khiếu nại sẽ được quy định chi tiết và rõ ràng trong nội quy lao động của công ty. Ngoài ra còn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.

  •  1416
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…