DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử lý người dụ dỗ sinh viên dính vào “con đường đa cấp”

Đa cấp là gì? Kinh doanh đa cấp?

- Đa cấp là một kênh hay một chiến lược phân phối hàng hóa thông qua hệ thống gồm nhiều người tham gia, được chia thành các nhánh, các cấp khác nhau.

- Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm kinh doanh theo phương thức đa cấp như sau: “1. Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.”

Những hành vi của doanh nghiệp bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Căn cứ điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;”

Như vậy, hành vi dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia vào mô hình đa cấp bất chính, dụ dỗ người khác đặt cọc tiền, góp vốn, mua sản phẩm để hưởng ưu đãi đã vi phạm một trong những điều cấm của pháp luật về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Dụ dỗ sinh viên tham gia đa cấp sẽ bị xử lý ra sao?

Pháp luật đã có định nghĩa chính xác cho kinh doanh theo phương thức đa cấp, đó là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

Nếu xác định được hành vi kinh doanh theo hình thức đa cấp trái phép, chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã có quy định mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp cụ thể như sau:

“51. Bổ sung Điều 217a như sau:

“Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp

1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản) và Điều 290  (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trường hợp nếu xác định được có dấu hiệu lừa đảo hay chiếm đoạt tài sản thì họ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Pháp luật hình sự hiện hành.

  •  1521
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…