DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xử lý đối với trường hợp phóng viên đăng tin sai sự thật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Báo chí 2016 có nêu như sau:

Điều 43. Phản hồi thông tin

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.

[…]”.

Theo đó trường hợp này trước tiên nếu cơ quan báo chí đăng tin sai sự thật thì nên có văn bản kiến nghị gửi đến cơ quan đưa thông tin sai sự thật đó để làm rõ. 

Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP thì trường hợp báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật thì tùy vào mức độ nghiêm trong có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức độ khác nhau. Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính, xin lỗi. Nếu sau khi gửi văn bản kiến nghị nhưng không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng có thể có văn bản gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể ở đây có thể gửi đến chủ tịch UBND cấp huyện.

Ngoài ra nếu như hành vi này gây thiệt hại cho đơn vị thì có thể yêu cầu phía phóng viên đó bồi thường thiệt hại. Nếu không thể thống nhất được mức bồi thường thì có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường.

  •  903
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…