DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xét nghiệm ADN như thế nào để phân biệt quan hệ cha - con hay ông - cháu?

Nhiều người thắc mắc rằng nếu khi xét nghiệm ADN, độ trùng khớp giữa cha và con là 99%, thì đồng nghĩa cha và ông nội cũng sẽ có độ trùng khớp đến 99%. Như vậy căn cứ vào đâu để xác định một người là cha hay là ông nội của đứa trẻ?

Xét nghiệm ADN như thế nào để phân biệt quan hệ cha, con hay ông, cháu - Minh họa

Xét nghiệm ADN giữa ông nội và cháu

Hiện nay, những cơ sở xét nghiệm ADN sẽ dùng phương pháp phân tích nhiễm sắc thể Y (Y-STR) trong mẫu ADN nhằm xác định mối quan hệ huyết thống giữa ông nội giả định và cháu trai.

Ở khía cạnh di truyền phân tử, nhiễm sắc thể Y được di truyền từ Bố cho con Trai và nhiễm sắc thể Y cũng là nhiễm sắc thể quy định giới tính Nam của con người. Con trai sẽ có 1 nhiễm sắc thể Y và 1 nhiễm sắc thể X để tạo thành cặp nhiễm sắc thể XY

Y-STR được lấy một cách đặc hiệu từ nhiễm sắc thể Y của nam giới và các Y-STR này đưa ra những phân tích có phần yếu hơn so với sử dụng các chuỗi nhiễm sắc thể. Lý do là vì nhiễm sắc thể Y chỉ được tìm thấy ở con đực (nam giới), chỉ được truyền theo dòng Cha. Do vậy, trong một cây phả hệ, nhiễm sắc thể Y từ các đời Ông, Cha cho đến Chú, Bác và các cháu Trai là đều giống nhau.

Điều này có nghĩa là tất cả con trai của cùng một người cha sẽ có cùng một nhiễm sắc thể Y. Những người con Trai đó cũng sẽ truyền nhiễm sắc thể Y đó cho con cái của họ, để Ông và các cháu Trai cũng chia sẻ nhiễm sắc thể Y đó.

Mặc dù vậy, xét về khía cạnh xác định mối quan hệ huyết thống, khi tất cả đàn ông trong cùng một gia đình đều có cùng nhiễm sắc thể Y thì phân tích Y-STR cũng không thể xác định chính xác kiểu quan hệ huyết thống của các cá nhân tham gia thử ADN (ví dụ: có thể là ông Nội và cháu Trai; hoặc chú, bác ruột và cháu Trai; hoặc anh em trai với nhau).

Kết quả phân tích Y-STR giữa 2 người đàn ông có cùng một dòng họ nội là giống nhau nên xét nghiệm DNA theo nhiễm sắc thể Y sẽ không phân biệt được giữa 2 người đàn ông ở trong cùng một dòng họ nội (tức là có thể người được xét nghiệm có thể là cha hoặc ông nội hoặc chú bác ruột của cháu trai). Chính vì vậy, để xác định cụ thể người này có phải cha trực tiếp của người kia không, người ta sẽ có một phương pháp xét nghiệm chi tiết hơn.

Xét nghiệm ADN giữa cha và con

Để xác định quan hệ cha con, thông thường người ta so sánh thông tin trình tự ADN của đứa trẻ với ADN của người được cho là cha ruột. Thông tin ADN của mỗi người bao gồm 24 chỉ thị locus gen.

Locus gen là thuật ngữ sử dụng để chỉ ra địa chỉ cụ thể của một gen nào đó trên nhiễm sắc thể mang DNA chứa gen đó, nói một cách dễ hiểu hơn thì vị trí cụ thể của 24 locus gen ở các cặp cha con là gần như tương tự nhau, tuy nhiên cặp cha con này sẽ khác với cặp cha con khác.

Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gen thì độ chính xác khẳng định có quan hệ huyết thống đạt trên 99,9999%, khi đó kết luận người đàn ông chính là cha ruột của đứa trẻ.

Ngược lại, 2 hai mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ 2 chỉ thị locus gen trở lên thì kết luận 100% người đàn ông này không phải là cha của đứa trẻ.

Nội dung tham khảo từ các bài viết của Trung tâm Xét nghiệm ADN NOVAGEN

  •  7850
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…