DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Xe bị tạm giữ hư hại thì CSGT có trách nhiệm bồi thường không?

Tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân có hành vi sử dụng phương tiện vi phạm hành chính.
 
Vậy CSGT có trách nhiệm bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giữ hay không? Trường hợp xe có hư hại thì CSGT có trách nhiệm bồi thường không?
 
xe-bi-tam-giam-hu-hai-thi-csgt-co-trach-nhiem-boi-thuong-khong?
 
1. Trường hợp nào tạm giữ phương tiện giao thông?
 
Tạm giữ phương tiện giao thông là một trong những biện pháp ngăn chặn sự tiếp tục vi phạm của người vi phạm, đảm bảo hiệu lực thi hành của quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 
 
Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt được quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
 
Đồng thời tại điểm a khoản 3 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ nào theo quy định, xử lý như sau:
 
Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và tạm giữ phương tiện theo quy định.
 
2. Nguyên tắc bảo quản phương tiện giao thông bị tạm giam 
 
Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực hiện như sau:
 
Thứ nhất, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
 
Thứ hai, các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.
 
Thứ ba, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn; bảo đảm tính nguyên vẹn.
 
Thứ tư, chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
 
Do đó, trường hợp CSGT có tạm giữ những tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm đã được ra quyết định tạm giữ thì phải đảm bảo 04 nguyên tắc trên khi áp dụng.
 
3. Trách nhiệm bồi thường khi phương tiện giao thông bị tạm giữ có hư hại 
 
Trong quá trình quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật phải có trách nhiệm theo Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định như sau:
 
Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
 
Ngoài ra, người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. 
 
Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 
Bên cạnh đó, người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. 
 
Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
 
Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
 
Như vậy, trường hợp CSGT ra quyết định tạm giam phương tiện giao thông vi phạm thì phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp có xảy ra hư hỏng, mất mát thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  •  486
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…