DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ việc dân sự có dấu hiệu hình sự: Chỉ khởi kiện dân sự được không?

Mình vô tình đọc được thắc mắc từ một tài khoản trên mạng xã hội về vấn đề cá nhân nhận 50.000.000 đồng để “hứa chạy việc vào biên chế” (có viết giấy nhận tiền) nhưng không có kết quả. Sau đó, “bên nhờ vả” muốn đòi lại tiền nhưng cá nhân nhận tiền hẹn lần lượt không trả. Vậy có thể khởi kiện dân sự được không?

Câu hỏi đặt ra trong tình huống này là cá nhân nhận tiền để “chạy biên chế” kia có thể bị khởi kiện dân sự thay vì truy cứu trách nhiệm hình sự được không? Xét riêng về hành vi “nhận tiền chạy việc”, tùy vào các tình tiết thực tế để xác định hành vi này đủ khả năng cấu thành tội phạm hoặc chỉ bị xử lý dân sự.

Về nguyên tắc, nguyên đơn khi bị xâm hại về quyền lợi khởi kiện dân sự; tuy nhiên, căn cứ vào điểm d khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về một trong những lý do để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, cụ thể như sau:

Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án

Như vậy, bạn có thể khởi kiện theo án dân sự; tuy nhiên, Tòa án có thể tạm đình chỉ giải quyết nếu có đủ căn cứ cho rằng hành vi vi phạm này đủ yếu tố cấu thành một tội khác theo quy định pháp luật, cụ thể ở đây là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Riêng đối với trường hợp “nhận tiền chạy việc” nhưng không thành công, sau đó không chịu hoàn trả tiền có thể bị xử lý theo các hướng sau đây:

*Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi “nhận tiền chạy việc” có thể bị truy cứu theo các tội phạm quy định tại Điều 174, Điều 175, Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, xem chi tiết TẠI ĐÂY

Bên cạnh đó, người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác bất kỳ lợi ích nào để người có chức vụ, quyền hạn tiến hành “chạy biên chế” thì có thể bị truy cứu tội Đưa hối lộ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật hình sự 2015.

*Xử lý dưới góc độ pháp luật dân sự

Xét ở góc độ tình huống này là một giao dịch dân sự bình thường, có thế thấy, giao dịch dân sự này là vô hiệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Như vậy có thể thấy, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; có nghĩa là bên nhận tiền có nghĩa vụ phải hoàn trả số tiền đã nhận lại cho bên đưa tiền.

Nếu bên nhận tiền từ chối hoàn trả, có thể bị khởi kiện vụ án dân sự kèm theo đó là các giấy tờ chứng minh việc giao nhận tiền, cụ thể trong tình huống trên là Giấy nhận tiền mà hai bên đã ký kết.

  •  11971
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…