DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vụ bé Nhật Linh: chữ ký của người dân có giá trị như thế nào?

Chắc các bạn đã biết vấn đề mà tôi muốn bàn luận ở đây là gì đúng rồi phải không? Đó chính là việc bố bé Nhật Linh (bị sát hại ở Nhật) đã và đang huy động 50.000 chữ ký để yêu cầu áp dụng án tử hình cho nghi phạm người Nhật đã sát hại bé Nhật Linh (P/s: đây là mục đích mà nhiều báo đưa tin nhất, chưa chắc đã chính xác).

Về bản thu thập chữ ký trên có 2 vấn đề cần phải có sự xem xét một cách kỹ lưỡng, không chỉ đơn thuần là YES or NO (ký hoặc không ký) mà vấn đề lớn hơn là vì sao ký và vì sao không ký.

 

Là một người cha bị mất con trong một bối cảnh nơi đất khách quê người như vậy tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho hành động kêu gọi chữ ký của bố bé Linh, việc làm của bố bé Linh không sai nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng hành động này thiên nhiều về tình cảm hơn là lý trí. Trong trường hợp lý tưởng, bản thu thập huy động được đủ 50.000 chữ ký của người ủng hộ thì giá trị của nó đến đâu? Nó có thúc đẩy cơ quan tố tụng Nhật Bản tiến hành xét xử vụ án nhanh chóng hơn hay không? Đó có phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và Tòa sẽ áp dụng mức phạt cao nhất là tử hình cho người phạm tội hay không? Tôi không biết, nhiều người đã đặt bút ký cũng không biết và chính người vận động chữ ký – bố bé Linh cũng không biết được điều này.

 

Hệ thống pháp luật của Nhật Bản không phải là một hệ thống pháp luật đơn giản, có cả sự ảnh hưởng của pháp luật phương Tây có cả pháp luật phong kiến, sự ảnh hưởng của Nhật Hoàng v.v…những điều đó làm cho hệ thống pháp luật Nhật Bản, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự rất phức tạp và tôi tin rất ít tai trong chúng ta có thể hiểu cặn kẽ, tường tận về nó. Tuy vậy như đã nói, bố bé Linh trong trường hợp này, với bản năng của một người cha, ông ấy sẽ làm mọi cách mà theo ông là có thể đem lại sự tường minh về cái chết của con gái mình để bé được thanh thản nơi một thế giới khác. Tôi không lên án hay phản bác hành động thiêng liêng này. Tuy nhiên đối với những người nhận được lời đề nghị ký tên vào đơn thì bối cảnh hoàn toàn khác, có thể các bạn có một phần cảm xúc nhất định – đó là sự đồng cảm với cái chết của bé Linh và mong muốn người thực hiện hành vi thủ ác sẽ phải trả giá. Tuy nhiên, khi quyết định đặt bút ký tên lên lá đơn là hoàn toàn do sự kiểm soát của lý trí, các bạn phải ý thức được việc mình làm, hệ quả pháp lý của những việc đó và hãy nhớ đừng vội ký khi chưa hiểu tường tận về hệ quả pháp lý của nó, đặc biệt là những người trong ngành luật (đang học hoặc đang hành nghề).

 

Theo thông tin được nhiều tờ báo chính thống đưa ra thì bản thu thập chữ ký mà gia đình cháu bé Nhật Linh đang tiến hành về pháp luật Nhật Bản thì không có giá trị pháp lý, đồng thời cũng không có tác dụng đẩy nhanh tiến trình xét xử. vì việc xét xử là căn cứ trên các bằng chứng phạm tội của nghi phạm mà nó chỉ có giá trị để lượng hình (tình tiết tăng nặng) vì sẽ có cơ sở để Tòa án sẽ đánh giá mức độ tác động xã hội, độ man rợ. Như vậy có thể thấy việc thu thập đủ chữ ký cũng có một giá trị nhất định. Nhưng các bạn phải hết sức TỈNH TÁO vì bản thu thập chứng cứ chỉ là một phần và phần còn lại là lá đơn mà bố bé Nhật Linh viết để nộp cho cơ quan tố tụng của Nhật Bản và nội dung chính xác của lá đơn đó là gì thì những người ký không hề biết và rất có thể nội dung của nó là đòi tử hình nghi phạm đang bị tạm giữ (chưa đưa ra xét xử, chưa biết có tội hay không – vì ông ta vẫn đang sử dụng quyền im lặng một cách tuyệt đối) và nếu sự thật đúng là như vậy thì từng chữ ký của các bạn là một cú đấm trực diện vào thành trì lịch sử tư pháp nhân loại đã được xây dựng và tinh lọc qua hàng trăm năm. Tại sao tôi lại nói như vậy?

Quay ngược lại lịch sử chúng ta thấy rằng, từ thời nguyên thủy đến phong kiến chúng ta tiến hành việc xét xử các hành vi phạm tội là theo số đông và đa phần là xét xử theo cảm tính. Một ai đó bị tuyên là có tội hay vô tội hoàn toàn dựa vào sự khảo sát ý kiến của số đông và quyết định theo đa số. Những người được hỏi ý kiến là bất kỳ người nào có mặt tại buổi xét xử đó, không phân biệt thành phần lứa tuổi, trình độ nhận thức và cũng không quan tâm đến việc người đó có am hiểu luật pháp hay không và do đó án tuyên ra oan sai rất nhiều. Nhân loại nhận thức được hạn chế đó, qua thời gian đã trao quyền xét xử và phán quyết cho một nhóm người, tuy vào từng hệ thống pháp luật quốc gia mà nó có tên gọi khác nhau như Bồi thẩm đoàn, Hội đồng xét xử v.v… nhưng dù tên gọi là gì đi nữa thì về bản chất đều là tập hợp những con người có am hiểu pháp luật, có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có khuôn phép, mực thước rõ ràng và quan trọng là rất lý trí, công minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

 

Thời gian đã chứng minh mô hình xét xử như vậy đã hạn chế oan sai đi rất nhiều, bản án được tuyên đa phần là đúng người, đúng tội. Những nghi phạm được điều tra, truy tố xét xử theo một quy trình rất chặt chẽ và tôn trọng tối đa quyền con người theo thủ tục tố tụng hình sự, có sự tham gia của đội ngũ luật sư bào chữa cũng như bên công tố (buộc tội) và bồi thẩm đoàn, hội đồng xét xử sẽ ra phán quyết cuối cùng dựa trên những chứng cứ và những luận tội, gỡ tội của đôi bên. Đó có thể gọi là một thành công của nền tư pháp nhân loại, nhưng những người đang thực hiện việc ký vào bản thu thập đã và đang làm gì? có phải họ đã đi ngược lại những gì mà nhân loại đã thừa nhận là tiến bộ?

 

Cho đến thời điểm này, nghi phạm vẫn chưa phải là tội phạm và cũng rất có thể sẽ không là tội phạm sau khi xét xử, nhưng những người tham gia ký tên đã tuyên sẵn một bản án cho nghi phạm rồi và đó là án tử và nó hoàn toàn dựa trên sự cảm tính – một lần nữa tôi xin khẳng định không ai có thể hiểu được hệ thống pháp luật Nhật Bản trong vụ án này- không hề khác với thời nguyên thủy, phong kiến lạc hậu. Nguy hiểm hơn một áp lực xã hội kinh khủng như vậy (50.000 người) sẽ đè lên một nhóm những người có quyền xét xử và liệu họ có còn được sự công tâm để chỉ tuân theo pháp luật? chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ tuyên nghi phạm vô tội hoặc không phải là án tử hình như những người ký mong muốn (một cách có chủ đích hay không có chủ đích)? chắc mọi người cũng đoán được viễn cảnh sau khi buổi tuyên án kết thúc.

 

Trường hợp này án lệ của Ấn Độ đã có, rằng trong trường hợp Hội đồng xét xử một vụ án mà dư luận xã hội đã có sẵn một bản án cho nghi phạm – giống vụ này, thì họ sẽ tuyên trả tự do cho nghi phạm ngay tại phiên tòa vì không có gì đảm bảo họ sẽ xét xử một cách công tâm, khách quan đối với nghi phạm và bản án họ tuyên sẽ không còn ý nghĩa. Nếu trường hợp này xảy ra thì rõ ràng là lợi bất cập hại, một kết thúc buồn đối với những người ủng hộ bố bé Nhật Linh.

 

Vậy nên có ký hay không ký các bạn phải hết sức tỉnh táo, đừng vì phong trào hay một phút đánh mất lý trí vì bút sa thì gà chết và hệ quả của nó là mạng sống của một con người. Đừng ký chỉ vì muốn ủng hộ mà không biết là mình ủng hộ cái gì.

  •  13340
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

7 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…