DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Viên chức biệt phái thực hiện nhiệm vụ gì?

Viên chức biệt phái là trường hợp thường hay thấy ở các đơn vị sự nghiệp công lập, khi trong trường hợp cấp thiết cần phải có sự tham vấn chuyên môn của một viên chức thì cấp lãnh đạo sẽ điều động viên chức đó đi thực hiện nhiệm vụ.
 
vien-chuc-biet-phai-thuc-hien-nhiem-vu-gi
 
Theo đó, viên chức được biệt phái sẽ phải thực hiện một số công việc nhất định trong khoản thời gian làm nhiệm vụ. Vậy viên chức biệt phái sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì?
 
1. Viên chức biệt phái là ai?
 
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Viên chức 2010 giải thích biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. 
 
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.
 
2. Trường hợp biệt phái viên chức
 
Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đơn vị sự nghiệp luôn là ưu tiên hàng đầu qua đó thể hiện được tính chuyên nghiệp và phục vụ tổ chức, đơn vị sự nghiệp khi xét nhiệm vụ thuộc khoản 1 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP thì biệt phái viên chức.
 
- Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
 
- Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.
 
Thời hạn biệt phái viên chức không quá 03 năm. Tùy từng trường hợp đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
 
Lưu ý: Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
 
3. Quyền lợi của viên chức biệt phái
 
Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.
 
Đồng thời, trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
 
Ngoài ra, viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
 
4. Thẩm quyền biệt phái viên chức
 
Đầu tiên, viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
 
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
 
Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.
 
Như vậy, viên chức biệt phái là một danh xưng chỉ những viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt phái đến một cơ quan, tổ chức khác trong một khoản thời gian dài hạn để thực hiện nhiệm vụ. Thông thường là tại nước ngoài để học tập và làm việc nhưng vẫn được trả lương và đảm bảo các quyền lợi khác.
  •  252
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…