DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vì sao bà Bạch Diệp bị mời ra khỏi phiên tòa xét xử?

Bà Bạch Diệp bị mời khỏi phiên tòa xét xử

Bà Bạch Diệp bị mời khỏi phiên tòa xét xử

Hôm nay, tại phiên xét xử ông Nguyễn Thành Tài và bà Dương Thị Bạch Diệp trong vụ hoán đổi khu ‘đất vàng’ Trung tâm ca nhạc nhẹ TP.HCM, bà Diệp đã mất bình tĩnh, liên tục lớn tiếng phản đối bản lời khai toà đang công bố và cho rằng những nội dung này sai sự thật. Việc Chủ tòa phiên tòa mời bà ra khỏi phòng xét xử ngay sau đó dựa vào căn cứ nào?

Tại Thông tư liên tịch 03/-VKSNDTC-TANDTC-BNV/TTLT, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ nội vụ hướng dẫn Xử lý những người vi phạm trật tự tại phiên tòa như sau:

Thứ nhất:

Từ khi khai mạc phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa là người có quyền xử lý đối với những trường hợp gây rối trật tự ở trong khu vực phiên tòa. Tùy từng trường hợp chủ tọa phiên tòa có thể cảnh cáo, phạt tiền, buộc rời khỏi phòng xử án, hoặc ra lệnh bắt giữ người có hành vi gây rối trật tự.

(1) Cảnh cáo được áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên tòa ở mức độ nhỏ, như vi phạm nội quy phiên tòa, gây ồn ào hoặc lộn xộn trong phòng xử án, có lời nói hoặc hành vi thiếu tôn trọng người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng.

(2) Phạt tiền được áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên tòa ở mức độ lớn hơn, như:

+ Có các hành vi được nêu tại mục (1) trên đây và đã bị chủ tọa phiên tòa cảnh cáo mà vẫn tiếp tục vi phạm.

+ Có hành vi xúc phạm đến người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng.

Mức tiền phạt là từ 1.000 đồng đến 20.000 đồng. (mức giá này được sử dụng với mệnh giá tiền của năm 1990, hiện nay nếu gây mất trật tự tại phiên tòa sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng theo quy định tại Điềm d Khoản 3 Nghị định167/2013/NĐ-CP)

(3) Buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ được áp dụng đối với người vi phạm nghiêm trọng trật tự phiên tòa như đã có các hành vi được nêu tại mục (2) trên đây mà xét thấy nếu để họ ở lại trong phòng xử án thì không duy trì được trật tự phiên tòa.

Thứ hai:

Trong những trường hợp buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Nếu người vi phạm là người tham gia tố tụng (bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự v.v…), thì chủ tọa phiên tòa có thể buộc họ rời phòng xử án một thời gian, khi họ được trở lại phòng xử án thì tuỳ trường hợp, chủ tọa phiên tòa thông báo cho họ biết nội dung của phiên tòa trong thời gian họ vắng mặt. Nếu khi được trở lại phòng xử, mà người đó lại vi phạm trật tự phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải buộc họ rời khỏi phòng xử án cho đến khi xử xong hoặc ra lệnh bắt giữ họ.

- Nếu người vi phạm không phải là bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, thì chủ tọa phiên tòa có thể buộc họ rời khỏi phòng xử trong suốt thời gian xét xử hoặc quyết định bắt giữ.

- Việc bắt giữ người vi phạm trật tự phiên tòa là bắt để tạm giữ theo thủ tục hành chính; vì vậy, thời hạn giữ không được quá 24 giờ, trừ trường hợp cần thiết có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm giữ người vi phạm. Trong quyết định tạm giữ phải nêu rõ thời hạn tạm giữ là mấy giờ và tính từ lúc nào. Hết thời hạn tạm giữ, cơ quan Công an phải trả tự do cho người bị tạm giữ, trừ trường hợp họ bị giữ theo một quyết định khác.

Việc bà Diệp bị nhắc nhở liên tục và không tuân thủ chính là lý do Tòa có căn cứ để mời bà ra ngoài!

  •  1155
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…