DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

VỊ PHÓ CỤC TRƯỞNG CẢNH SÁT và câu chuyện "NHƯ BỊ THIỂU NĂNG"?

Nghị định 34/2010 đã đề cập đến việc “xử phạt xe không chính chủ”, Nghị định 71/2012 sửa đổi chỉ có khác ở chỗ nâng cao mức phạt. Tuy nhiên, báo chí lại tuyên truyền giống như kiểu “xử phạt xe không chính chủ” là một khái niệm mới xuất hiện. Thoạt đầu, một báo đưa tin, tiếp theo là hai, ba và hàng loạt báo “copy – paste; thậm chí có báo loa nó lên gắp trăm ngàn lần.Vậy là, như thể “Chuyện không bổng nhiên thành có”. Người dân cứ tin và lo lắng! Lỗi này thuộc về báo chăng? Có lẽ người khơi nguồn cho khái niệm “mới mà old” này là Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt Nguyễn Văn Tuyên (xem link này để biết về cách hiểu của đồng chí về “không chính chủ” http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Phat-xe-khong-chinh-chu-Bao-chi-va-CSGT-dang-hieu-sai-quy-dinh/248553.gd). Vậy mà, Phó Cục trưởng Cảnh sát Quản lý Hành chính về TTXH Đinh Mạnh Toàn nói về việc tuyên truyền của báo chí trong các thông tin liên quan, đã trách: “Báo chí nên hướng dư luận vào đúng với kết luận của các cơ quan chức năng. Một số báo cứ như bị thiểu năng” (Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/617203/Xe-chinh-chu-Bo-GTVT-bac-xu-phat-Bo-Cong-an-quyet-bao-luu-tpp.html). Nếu ông Toàn cho rằng báo chí như bị thiểu năng, thì cách hiểu của ông Tuyên Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt sẽ là gì? Vậy ai là kẻ bị thiểu năng trong trường hợp này?.

Nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; nên pháp luật suy cho cùng cũng là thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nên trước khi ban hành văn bản pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội thì phải hỏi ý kiến nhân dân. Nếu dân không đồng tình thì phải xem xét mà có cách làm thuận lòng dân vậy mới xứng là “người đầy tớ trung thành” của nhân dân. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại việc “xử phạt xe không chính chủ” bằng cách lắng nghe nhân dân là điều hợp với lòng người. Tuy nhiên, một thành viên soạn thảo dự thảo Nghị định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ-Đường sắt thuộc Bộ Công an còn hàm ý: Bộ GTVT không nên chùn tay trước dư luận (Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/617203/Xe-chinh-chu-Bo-GTVT-bac-xu-phat-Bo-Cong-an-quyet-bao-luu-tpp.html). Chẳng lẽ, lắng nghe dân nói là chùn tay trước dư luận sao? Nếu không chùn tay như ông nói thì phải ép nhân dân chăng? Thành viên này nên nhớ rằng, người mà ông đang muốn ép buộc là người đang lao động vất vả hằng ngày, đổ mồ hôi sôi nước mắt để nộp thuế nuôi cái chức phận của ông đó. Vậy ông đáng để làm “công bộc” của nhân dân không?

  •  6525
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…