DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Vi phạm mức phạt hợp đồng, Tòa sẽ xử lý như thế nào?

Hi cả nhà Dân Luật,

Hiện tại, mình đang nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng, đặc biệt là quy định về việc phạt vi phạm hợp đồng. Như mọi người cũng đã biết, phạt vi phạm hợp đồng được xem là điều khoản yêu thích trong các giao kết hợp đồng.

Tại Luật thương mại 2005 Điều 301 có quy định “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Nhưng mình giả sử trên thực tế có vi phạm về việc thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng giữa A và B, nghĩa là phạt 30% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. (vượt mức quy định 22%)

Thì phần vượt mức quy định 22% sẽ được xử lý như thế nào nếu kiện ra Tòa bởi không có quy định pháp luật hướng dẫn trong trường hợp vượt mức phạt vi phạm.

Có 2 hướng xử lý trong trường hợp này:

Trường hợp 1: Tòa tuyên vô hiệu phần vượt mức quy định 22%. Đây là cách hiểu của đại đa số người khi đọc điều khoản này của Luật thương mại 2005.

Cách hiểu này được suy ra từ quy định chỉ cho phép phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm, còn vượt mức đó thì vô hiệu.

Trường hợp 2: Cho rằng thỏa thuận này là trái luật, vì luật chỉ cho phép phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm, còn thỏa thuận này tới 30% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm là trái quy định. Do vậy, Tòa tuyên vô hiệu điều khoản thỏa thuận phạt vi phạm này.

Lấy ví dụ dễ hiểu A và B ký hợp đồng với nhau và có thỏa thuận về mức phạt vi phạm 30%. A vi phạm hợp đồng và phải chịu mức phạt 30% như thỏa thuận. A đem việc này ra Tòa.

Nếu áp dụng theo trường hợp 1, A sẽ lỗ khoản 8% giá trị phần nghĩa vụ phạt vi phạm, và số tiền phạt được tính ra là 1 tỷ đồng. Còn nếu áp dụng trường hợp 2, A sẽ không phải chịu mức phạt vi phạm này vì Tòa sẽ tuyên vô hiệu điều khoản này.

Vậy điều này đã tạo ra kẽ hở cảm tính cho Thẩm phán khi xử lý? Các bạn có đồng tình với ý kiến này không?

  •  8206
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…