DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Văn phòng Luật sư có tư cách pháp nhân hay không?

Do nhu cầu cần hiểu biết, nắm rõ pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý liên quan, nhiều người đã tìm đến các văn phòng Luật sư để nhờ tư vấn. Từ đó có nhiều văn phòng được thành lập trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu cần thiết của người dân. Tuy nhiên, nhiều người chưa phân biệt được văn phòng Luật có phải là một pháp nhân hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là có tư cách pháp nhân.

Theo Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, một tổ chức phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện trên mới được công nhận là pháp nhân.

Đối với Văn phòng Luật sư, điều kiện để thành lập Văn phòng Luật sư phải thỏa mãn điểu kiện được quy định tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 như sau:

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012;

- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.

- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, các luật sư thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 20 Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012.

Ngoài ra, Văn phòng Luật sư còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Do một luật sư thành lập là chủ của Văn phòng Luật sư

- Văn phòng luật sư phải có con dấu

- Có tài sản riêng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng

Từ những điều kiện trên ta thấy rõ Văn phòng Luật sư KHÔNG có tư cách pháp nhân vì Văn phòng Luật sư không có tài sản riêng nên không thỏa mãn điều kiện tại điểm c, Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015

  •  1758
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…