DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Văn bản từ chối nhận di sản có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?

 

Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác, đây là quyền của người thừa kế được ghi nhận tại khoản 1 Điều 620 BLDS 2015. Vậy văn bản từ chối nhận di sản có bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì mới có giá trị hay không?

Tại khoản 2 Điều 620 BLDS 2015 về từ chối nhận di sản có quy định:

“Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết”.

Ngoài ra, Điều 59 của Luật Công chứng 2014 quy định:

“Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản…”.

Mặt khác, Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch chỉ đưa ra quy định về thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối nhận di sản là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (điểm g khoản 2 Điều 5).

Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định bắt buộc việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản chứ hoàn toàn không quy định bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực đối với văn bản từ chối nhận di sản. Do đó, trong trường hợp văn bản từ chối nhận di sản không công chứng hoặc chứng thực nhưng nó được lập thành văn bản theo đúng quy định về hình thức và nội dung phù hợp với quy định của pháp luật thì nó vẫn có giá trị pháp lý.

 

 

  •  5574
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…