DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ vụ giết người tại Quận 7: Thế nào là Giết người có tính chất “Man rợ”?

Vụ giết người tại Quận 7 TP. HCM xảy ra hôm 26/9 làm nhiều người không khỏi bàng hoàng. Sau khi hung thủ ra tay, phần đầu của nạn nhân rời hoàn toàn khỏi thân. Trong quy định của Bộ luật Hình sự có nhắc đến khái niệm “tính chất man rợ” đối với hành vi giết người, vậy có thể áp dụng tình tiết đó vào vụ án này hay không?

Như thế nào là giết người man rợ - Minh họa

Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vì  giết người “man rợ” là một trong những tình tiết tăng nặng, khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

“Giết người” là hành vi tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, khi thực hiện hành vi này, có rất nhiều phương thức để thực hiện tội phạm, tùy vào tính chất, mức độ mà hình phạt nhẹ nhất theo quy định tại Điều 123 BLHS là 7 năm tù trở lên, nặng nhất có thể là tù chung thân.

Hiện nay, văn bản được tham khảo để giải thích tính “man rợ” của hành vi giết người là Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó:

“1) Tội giết người (Điều 101)

a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)”

+ Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).”

Theo đó, thẩm phán sẽ căn cứ vào mức độ tàn bạo, sự mất nhân tính của hành vi giết người để xem xét tính “man rợ”. Theo tâm lý của người bình thường thì những hành động như trên không hề dễ dàng để thực hiện mà chỉ có thể xuất hiện trên phim kinh dị, phim tội phạm,… những hành vi này không những trái với đạo đức, vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng tới dư luận xã hội cũng như an ninh trật tự, gây ra sự sợ hãi trong cộng đồng.

Thực tiễn xét xử cũng đã coi các hành vi nêu trên là những hành vi có tính chất man rợ, nhưng không phải là thực hiện tội phạm mà là để che giấu tội phạm, là trường hợp “thực hiện tội phạm một cách man rợ”. Ví dụ: sau khi đã giết người, người phạm tội  cắt xác nạn nhân ra nhiều phần đem vứt mỗi nơi một ít để phi tang.

Đây là vấn đề về lý luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo chúng tôi nếu coi cả những hành vi có tính chất man rợ nhằm che giấu tội giết người cũng là “thực hiện tội phạm một cách man rợ” thì nên quy định trường hợp phạm tội này là “phạm tội một cách man rợ”, vì phạm tội bao hàm cả hành vi che giấu tội phạm, còn thực hiện tội phạm mới chỉ mô tả những hành vi khách quan và ý thức chủ quan của cấu thành tội giết người.

Như vậy, kể cả trường hợp nạn nhân trong vụ án ở quận 7 bị chặt đầu khi còn sống hay sau khi giết người hung thủ mới ra tay với thi thể thì đều có thể được coi là hành vi giết người man rợ và nằm ở khung tăng nặng của tội Giết người.

  •  2487
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…