DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Từ tháng 10 sẽ cấp thí điểm mã số định danh

Từ tháng 10 sẽ tiến hành cấp mã số định danh cho Hải Phòng, trước đó trong CMND được cấp theo mẫu mới hiện đang được thí điểm tại Hà Nội cũng đã có sự xuất hiện của mã số này.

Ông Trần Hồng Phú, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), cho biết số định danh cá nhân (mã số công dân) gồm 12 số tự nhiên sẽ đồng thời là dãy số trên giấy CMND mới.

Theo đề xuất của Bộ Công an, mã số định danh cá nhân (còn gọi là mã số công dân) gồm 12 số tự nhiên có cấu trúc chứa thông tin cá nhân.

Ví dụ mã số công dân là dãy 12 chữ số gồm: PPP-G-YY-NNN-NNN

Theo đó:

- PPP là mã tỉnh, thành phố nơi đăng ký khai sinh được áp dụng theo quy định của Chính phủ về danh mục bảng mã các đơn vị hành chính.

- G là số tương ứng với giới tính và thế kỷ mà công dân được sinh ra, trong đó nếu sinh ra từ năm 1900 đến 1999 thì nam có mã số là 0, nữ mã số là 1.

- YY thể hiện 2 số cuối của công dân trong giấy khai sinh.

- NNN-NNN là dãy số thể hiện số thứ tự hồ sơ cấp số định danh của công dân.

Theo cấu trúc này thì công dân đầu tiên là nam sinh năm 1987, đăng ký khai sinh ở Hà Nội sẽ có mã số công dân là: 001087000001, nếu là nữ thì mã số công dân sẽ là: 001187000001.

Khó khăn cho người đồng tính

Ông Hồ Chí Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DSKHHGĐ, băn khoăn việc dãy số định danh mới chỉ nhằm phân biệt công dân nam, nữ mà chưa tính đến những người đồng tính, song tính, chuyển giới.

Đồng tình, ông Bùi Xuân Huấn, Cục phó Cục Tin học nghiệp vụ - Bộ Công an, cho rằng việc bảo đảm quyền lợi cho nhóm người chuyển giới không đơn giản bởi số định danh theo quan điểm của Bộ Công an là con số không đổi, được cấp cho công dân từ khi sinh ra tới khi chết.

Trả lời về vấn đề này, Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng C72, cho biết: Đến nay, pháp luật Việt Nam chưa công nhận và cho phép chuyển đổi giới tính. Hơn nữa, số định danh được cấp cho công dân ngay từ khi sinh ra, khi đó chỉ có giới tính là nam hoặc nữ, việc thay đổi giới tính chỉ được phát hiện khi công dân lớn lên. “Nếu sau này pháp luật cho phép được chuyển đổi giới tính thì thông tin về họ sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia” - ông Dung nói.

Không đồng tình, ông Hồ Chí Hùng cho rằng với một CMND có dãy 12 số (có số phân biệt nam, nữ) thì khi ra đường hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, người chuyển giới sẽ gặp vô vàn khó khăn, phiền phức, thậm chí có thể xảy ra xung đột. “Vậy thì cần phải xem xét trong dãy số đó có nên quy định về giới tính hay không?” - vị này bày tỏ.

Theo Thanhnien_NLĐ

  •  5350
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…