DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Trường hợp nào hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu?

Trong bất kỳ giao dịch quan trọng nào thì các bên trong hợp đồng cũng phải thực hiện công chứng để đảm bảo việc giao dịch đúng quy định pháp luật. Vậy trường hợp nào hợp đồng công chứng sẽ bị tuyên bố vô hiệu?
 
truong-hop-nao-hop-dong-cong-chung-bi-tuyen-bo-vo-hieu
 
1. Hợp đồng công chứng là gì?
 
Hợp đồng công chứng được hiểu là giao dịch bằng văn bản giữa các bên được tổ chứng hành nghề chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác.
 
Nội dung trên còn được quy định tại khoản 4 điều 2 Luật Công chứng 2014 hợp đồng công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định Luật Công chứng 2014.
 
Thông thường việc công chứng hợp đồng tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên nhưng cũng có trường hợp bắt buộc như điều khoản của hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi về sau giữa các bên khi thực hiện.
 
2. Điều kiện để hợp đồng giao dịch dân sự có hiệu lực là gì?
 
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong hợp đồng được thực hiện như sau:
 
- Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
 
+ Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
 
+ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
 
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
 
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
 
3. Trường hợp nào hợp đồng công chứng sẽ bị vô hiệu?
 
Cụ thể tại Điều 52 Luật Công chứng 2014 hợp đồng công chứng chỉ vô hiệu khi người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
 
Người có quyền đề nghị ở đây bao gồm các đối tượng sau: 
 
- Công chứng viên.
 
- Người yêu cầu công chứng.
 
- Người làm chứng.
 
- Người phiên dịch.
 
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
 
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.
 
4. Hợp đồng công chứng bị hủy bỏ khi nào?
 
Hợp đồng công chứng muốn việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch chỉ khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 51 Luật Công chứng 2014 bao gồm:
 
- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
 
- Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. 
 
- Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
 
- Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch đã quy định.
 
Như vậy, hợp đồng công chứng bị tuyên bố vô hiệu nếu hợp đồng đó vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên liên quan trong hợp đồng gọi chung là người có quyền, đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  •  2166
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…